Trong mối quan hệ giữa đơn vị sử dụng lao động, hầu hết người lao động luôn nằm ở trường hợp yếu thế hơn, do vậy, Nhà nước đóng vai trò quản lý trật tự xã hội đã có những chính sách nhằm cân bằng lợi ích giữa hai bên. Những người lao động – đặc biệt là lao động động phổ thông, lao độ trình độ thấp, thường bị xâm phạm quyền lợi nhưng lại thường là những người không nắm rõ luật để tự bảo vệ. Vì vậy để giúp người lao động nắm rõ quyền lợi của mình, ADSMO xin được giới thiệu sơ lược về 14 điều bạn cần biết để tự bảo vệ mình.
Thời gian thử việc tối đa
1.1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
1.2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
1.3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
1.4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Lương thử việc ít nhất phải bằng 85% lương chính thức
Ví dụ: Lương chính thức là 8 triệu, thì ít nhất lương thử việc là 6.8 triệu.
Thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thử việc phải báo cho người lao động về kết quả thử việc
– Nếu đạt yêu cầu phải ký kết hợp đồng lao động ngay.
– Nếu không đạt yêu cầu có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc.
Vì vậy, nếu doanh nghiệp sử dụng lao động vi phạm sẽ bị phạt từ 2 – 5 triệu, đồng thời buộc phải trả 100% lương cho người lao động.
Lương chính thức không được phép thấp hơn lương tối thiểu theo vùng miền
Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/07/2022, lương tối thiểu theo vùng đang được Nhà Nước quy định ở mức:
– Vùng I: 4.680.000 VNĐ/ tháng
– Vùng II: 4.160.000 VNĐ/ tháng
– Vùng III: 3.640.000 VNĐ/ tháng
– Vùng IV: 3.250.000 VNĐ/ tháng
Nếu trả lương thấp hơn mức quy định này người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 20 – 75 triệu đồng. Căn cứ khoản 3 điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP Ngày có hiệu lực: 17/01/2022.
Không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động
Nếu Người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động sẽ bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại tiền cho người lao động.
Yêu cầu người lao động nộp tiền để được kí kết hợp đồng lao động
Người sử dụng lao động nếu vi phạm điều khoản trên sẽ bị phạt từ 20-25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại tiền cho người lao động.
Tiền lương làm thêm giờ
Vào ban ngày:
– Ngày bình thường: 150% (tiền lương giờ thực trả * 150% * số giờ làm thêm)
– Ngày nghỉ: 200% (tiền lương giờ thực trả* 200% * số giờ làm thêm)
– Ngày lễ, tết: 300% (tiền lương giờ thực trả* 300% * số giờ làm thêm)
Vào ban đêm:
– Ngày bình thường (Người lao động không làm việc vào thời gian ban ngày): 200% (tiền lương giờ thực trả * 200% * số giờ làm thêm)
– Ngày bình thường (Người lao động có làm việc vào thời gian ban ngày): 210% (tiền lương giờ thực trả * 210% * số giờ làm thêm)
– Ngày nghỉ: 270% (tiền lương giờ thực trả* 270% * số giờ làm thêm)
– Ngày lễ, tết: 390% (tiền lương giờ thực trả* 390% * số giờ làm thêm)
Theo điều 106 Luật lao động, giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Nếu đơn vị sử dụng lao động trả lương không đúng mức này bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng.
Ngày nghỉ lễ tết và nghỉ phép được quy định
Theo Luật Lao động 2019 Bộ luật số: 45/2019/QH14 có hiệu lực ngày 1/1/2021, Người lao động sẽ có 11 ngày nghỉ lễ, Tết được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch)
- Tết Âm lịch: 05 ngày
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch)
- Ngày Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau)
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
– Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Đối với người lao động có thời gian làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động sẽ có:
– 12 ngày phép hưởng nguyên lương, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
– 14 ngày phép hưởng nguyên lương đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật.
– 16 ngày phép hưởng nguyên lương đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
– Trường hợp Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
Công thức tính số ngày phép năm như sau:
Số ngày phép = [( Số ngày nghỉ phép khi làm đủ năm + Số ngày phép thâm niên (nếu có))/ 12] x Số tháng làm việc thực tế
Ví dụ: Anh B làm việc cho Công ty X được 06 tháng, trong điều kiện bình thường, thì số ngày phép năm của anh B = (12 ngày : 12) x 6 tháng = 6 ngày.
– Đối với người lao động nghỉ phép hằng năm sẽ tăng theo thâm niên. Cụ thể theo tại Điều 114, Bộ luật lao động 2019 quy định:
- Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc.
- Người lao động cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Như vậy khi làm việc đủ 5 năm cho một doanh nghiệp thì từ năm thứ 6 đến năm thứ 10 làm việc tại đó, người lao động sẽ được cộng thêm 1 ngày phép/năm. Làm việc từ năm thứ 10 đến hết năm thứ 15, người lao động được cộng thêm 2 ngày phép/năm. Làm việc từ năm thứ 16 đến hết năm thứ 20, người lao động sẽ được cộng thêm 3 ngày phép/năm…
Trả lương chậm, trả không đủ lương trên 15 ngày
Kể từ ngày 15/4/2020, Nghị Định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính với người sử dụng lao động (danh nghĩa cá nhân) sẽ bị xử phạt từ 5-50 triệu đồng nếu trả lương không đúng hạn cho người lao động, mức độ phạt phụ thuộc vào số lao động bị vi phạm.
Đối với người sử dụng lao động là tổ chức, mức phạt nhân đôi. Như vậy, người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt tối đa 100 triệu đồng nếu trả chậm lương cho người lao động.
Ngoài ra theo Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2019 Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động
Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng nếu dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động, đồng thời phải trả lại khoản tiền đã thu của người lao động.
Trốn đóng Bảo Hiểm Xã Hội, Bảo hiểm ý tế, Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sẽ bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt từ 3 tháng đến 1 năm. Nếu đã từng bị xử phạt vi phạm mà vẫn tái phạm thì cá nhân vi phạm có thể bị phạt đến 1 tỷ đồng, phạt từ lên đến 7 năm. Pháp nhân phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 200 – 3 tỷ đồng.
Lao động nữ trong thời gian hành kinh hoặc đang nuôi con nhỏ có thời gian nghỉ tối thiểu trong ca làm
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ 30 phút vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 3 ngày làm việc trong một tháng. Thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động. Lao động nữ trong thời gian đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được nghỉ 60 phút mỗi ngày. Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
Không đảm bảo việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản và các hành vi vi phạm trên đều bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.
Chủ tịch UBND hoặc Thanh Tra lao động là nơi người lao động có thể yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động
Tùy vào mức độ vi phạm của người sử dụng lao động mà người lao động có thể yêu cầu Chủ tịch UBND xã, hoặc huyện, tỉnh, theo đó là Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Chánh Thanh Tra Bộ Lao động Thương binh Xã hội xử lý hành vi vi phạm hành chính của người sử dụng lao động.
Người lao động được miễn toàn bộ án phí, lệ phí khi khởi kiện người sử dụng lao động tại Tòa án
Người lao động khởi kiện đòi lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì được miễn toàn bộ án phí, lệ phí tại Tòa Án.
Hãy kết nối với ADSMO qua hotline 0356.105.388 để thảo luận và tư vấn phần mềm Hành chính – Nhân sự để doanh nghiệp, đơn vị hoạt động hiệu quả hơn.