Data là một yếu tố trọng yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên data, thông tin được phân tích chuyên sâu mà doanh nghiệp sẽ có những quyết định xây dựng chiến lược, xác định đúng insight khách hàng để đạt được mục tiêu chính xác.
Xu hướng Data-Driven Marketing sẽ là hướng đi mới cho các doanh nghiệp, marketer muốn nâng cao trải nghiệm khách hàng, tối ưu chi phí, tối đa lợi nhuận thông qua việc sử dụng data.
Data-driven Marketing – Hình thức nghiên cứu thị trường kỷ nguyên số
Data-Driven Marketing là hoạt động thu thập dữ liệu về hành vi, sở thích, hành vi của khách hàng mục tiêu để tạo dựng cơ sở, đưa ra những định hướng phù hợp cho các hoạt động marketing thay vì đưa ra quyết định theo cảm tính, chủ quan. Hay đơn giản chúng ta có thể hiểu Data-Driven Marketing là hoạt động nghiên cứu thị trường trong thời đại công nghệ số hóa. Các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến để thu thập, quan sát hành vi của khách hàng thông qua các hoạt động trao đổi, tương tác trên môi trường số như tương tác trên website, cuộc nói chuyện trên social media, mua hàng trên các sàn thương mại điện tử…
Hơn hết, Data-Driven Marketing sẽ giải quyết những vấn đề khó khăn trong các cuộc khảo sát truyền thống như sự trung thực, số liệu không chính xác, đã được chỉnh sửa từ những người thu thập dữ liệu hay từ chính những đáp viên trong cuộc khảo sát đó. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các công cụ, hay sử dụng công nghệ thông tin, doanh nghiệp sẽ giảm bớt các nguồn nhân lực trong hoạt động thu thập dữ liệu và chắc chắn rằng các số liệu này sẽ phản ánh thị trường chuẩn xác hơn.
Lợi ích của Data Driven Mareketing trong chiến lược Marketing
1. Xây dựng chiến lược marketing theo định hướng cá nhân hóa
Data-Driven Marketing cho phép các chuyên gia marketing xây dựng chiến dịch cá nhân hóa cho từng khách hàng. Dựa trên dữ liệu, các nhà tiếp thị có cái nhìn sâu sắc với từng khách hàng bao gồm sở thích, hành vi, lối sống, hoạt động trực tuyến trên nền tảng số. Marketing theo dữ liệu giúp doanh nghiệp tiếp thị đúng thời điểm, đúng thông điệp và đúng đối tượng khách hàng.
2. Tạo dựng thông điệp nhất quán trong mọi hoạt động marketing
Khi tận dụng các dữ liệu, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của mình trên đa kênh truyền thông. Thông tin về khách hàng đảm bảo thông điệp được nhất quán và phù hợp.
3. Tối ưu ngân sách marketing
Data-Driven Marketing giúp doanh nghiệp xác định insight khách hàng, nội dung cụ thể, ngân sách tiếp thị cho từng chiến dịch tiếp thị.
4. Nhắm mục tiêu hiệu quả
Marketing theo dữ liệu cho phép bạn nhắm mục tiêu vào các nhóm khách hàng mục tiêu, giúp chiến dịch đạt được hiệu quả tốt hơn, giúp tiết kiệm ngân sách. Thay vì phải mất chi phí cho nhiều đối tượng, những người không quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thì bạn có thể loại trừ thông qua việc khai thác dữ liệu như vị trí, nhân khẩu, tâm lý và hành vi.
5. Thấu hiểu khách hàng mục tiêu
Thông qua những dữ liệu thu thập, doanh nghiệp có thể thấu hiểu được sở thích, hành vi của khách hàng để nhắm mục tiêu với thông điệp hoàn hảo thu hút sự chú ý của khách hàng, thúc đẩy quyết định mua hàng của doanh nghiệp.
6. Phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm mới
Dữ liệu sẽ cho doanh nghiệp biết khách hàng yêu thích hay không thích ở sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của họ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh, thay đổi và phát triển các sản phẩm chất lượng tốt hơn hay có những ý tưởng mới, rebranding của mình.
7. Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Với dữ liệu thu thập, bạn có thể biết người mua có phản ứng thế nào với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Điều này không chỉ giúp cải thiện thương hiệu mà còn cực kỳ hữu ích với việc phát triển, nâng cao trải nghiệm khách hàng trên nền tảng số. Dựa vào hoạt động, tương tác của khách hàng mà doanh nghiệp sẽ cải thiện, vá những “lỗ hổng” thiếu sót trong hành trình của khách hàng. Khi khách hàng thấy doanh nghiệp quan tâm đến trải nghiệm của họ với thương hiệu, khách hàng sẽ càng trung thành và tiếp tục mua hàng ở những lần tiếp theo.
8. Tăng cơ hội bán thêm và bán chéo sản phẩm
Dựa trên dữ liệu thu thập từ hành trình mua hàng của khách, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội nâng cao cơ hội bán thêm hay bán chéo các sản phẩm khác. Cụ thể khi khách hàng mua laptop trên website, hệ thống sẽ đưa ra các gợi ý thêm về chuột máy tính, loa, tai nghe hay các phụ kiện kèm theo. Do đó, doanh nghiệp có thể tăng cơ hội bán thêm sản phẩm khác, nâng cao doanh thu hiệu quả.
Những khó khăn trong hoạt động Data Driven Marketing
Data-Driven Marketing mang đến những lợi ích không thể chối cãi đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng dữ liệu từ đâu và như thế nào vẫn là một nhiệm vụ khó khăn đối với nhiều nhà tiếp thị. Các marketer đang phải đối mặt với những vấn đề sau:
1. Thu thập dữ liệu
Chúng ta luôn tự hỏi dữ liệu của khách hàng, thị trường sẽ được thu thập từ nguồn nào, trên website, group, blog, hay các trang mạng xã hội? Hay marketer bị “lạc lối” giữa một kho dữ liệu rộng lớn có sẵn nhưng lại chẳng biết thu thập như thế nào. Kết quả là việc thu thập dữ liệu trở thành “gánh nặng” cho các doanh nghiệp, đặc biệt cho chính chuyên gia tiếp thị.
Để vượt qua thách thức trên, các marketer có thể ứng dụng một số công cụ thu thập dữ liệu hiệu quả như Website Analytics, Social Network, Tracking Pixels… giúp việc thu thập dữ liệu trở nên đơn giản hơn, để tạo cơ sở cho các quyết định marketing của doanh nghiệp.
2. Cập nhật dữ liệu
Dữ liệu luôn phải được cập nhật thường xuyên theo giờ, ngày, tuần hay tháng. Nếu cập nhật chậm, dữ liệu có thể mất giá trị và không còn phù hợp cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
3. Phân tích và trình bày dữ liệu
Dữ liệu sẽ chỉ là con chữ, con số đơn giản, vô giá trị nếu không được phân tích, xử lý chuyên sâu. Nhiều nhà tiếp thị vẫn còn gặp hạn chế trong nghiệp vụ đào tạo về phân tích, xử lý dữ liệu, biến data trở thành thông tin quý giá cho doanh nghiệp.
4. Silo dữ liệu
Dữ liệu được thu thập, xử lý trong doanh nghiệp nhưng lại không thể kết hợp với các dữ liệu khác sẽ khiến doanh nghiệp không thể đánh giá được độ chính xác. Điều này làm marketer gặp khó khăn trong việc xác định thông tin thị trường, nội tại doanh nghiệp hoặc cá nhân hóa cho các chiến dịch marketing.
Trong môi trường số hóa, Data-Driven Marketing đã trở thành xu hướng, kim chỉ nam giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả. Hy vọng với nội dung bài viết, Adsmo đã mang đến cho bạn những kiến thức thú vị về Data-Driven Marketing. Nếu bạn cần tư vấn thương hiệu, xây dựng chiến lược marketing hiệu quả hãy liên hệ với chúng tôi.