Bảo hiểm xã hội là một hệ thống bảo vệ xã hội quan trọng, cung cấp các quyền lợi và bảo vệ cho người lao động trong quá trình làm việc và khi gặp khó khăn về sức khỏe, lương thu nhập hoặc lúc về hưu. Luật Lao động 2023 là bộ luật quan trọng tại Việt Nam, quy định rõ việc đóng bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp liên quan. Chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc, các khoản tiền nào sẽ nằm trong quy định đóng bảo hiểm xã hội, cùng ADSMO tìm hiểu về các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội theo Luật Lao động cập nhật 2023 ngay nhé.
I. Các khoản phụ cấp phải đóng Bảo hiểm xã hội theo Luật Lao động 2023
Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, các khoản phụ cấp cần đóng BHXH bao gồm:
- Phụ cấp trách nhiệm: là khoản tiền hỗ trợ ngoài lương dành cho người lao động vừa trực tiếp tham gia sản xuất/ làm công tác chuyên môn – vừa đảm nhận công tác quản lý dù không nắm chức vụ lãnh đạo hoặc làm công việc đòi hỏi tính trách nhiệm cao mà chưa được xác định trong mức lương cơ bản.
- Phụ cấp chức vụ, chức danh: lương cho công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người làm việc trong lực lượng vũ trang và trong doanh nghiệp do vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ chức vụ lãnh đạo nhưng mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm: Dành cho những ngành nghề có điều kiện làm việc nguy hiểm, độc hại gây hại cho sức khỏe như công nhân làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp khu vực: nhằm bù đắp cho công nhân viên chức, công chức làm việc ở những vùng khí hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh, đi lại, sinh hoạt khó khăn và nhằm góp phần ổn định lao động những vùng có địa lý tự nhiên không thuận lợi.
- Phụ cấp thâm niên: là khoản phụ cấp lương được trả thêm hàng tháng cho người lao động có thời gian làm việc gắn bó lâu dài với cơ quan, đơn vị nhằm khuyến khích và tạo thêm động lực thúc đẩy người lao động làm việc cống hiến hơn vì đơn vị.
- Phụ cấp lưu động: là cho những người làm một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi nơi ở, nơi làm việc, điều kiện sinh hoạt không ổn định có nhiều khó khăn mà tính chất lưu động của công việc chưa được xác định trong mức lương.
- Phụ cấp thu hút và các phụ cấp tương tự: có thể hiểu là khoản phụ cấp áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu) công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, mà thời gian đầu chưa có cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
>>>Có thể bạn quan tâm: Cách tính mức trợ cấp được hưởng của bảo hiểm thất nghiệp
II. Tiền lương sau khi đóng các khoản phụ cấp phải đóng Bảo Hiểm Xã Hội được tính thế nào
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 30 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi là Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH), tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm bao gồm:
Tiền lương = Mức lương + Phụ cấp tiền lương + Các khoản bổ sung khác
- Mức lương: Bắt buộc và là tối thiểu; Trong đó:
- Phụ cấp tiền lương cụ thể như: Phụ cấp chức vụ, chức danh; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự (Khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).
- Các khoản bổ sung khác: Là các khoản xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội theo Luật Lao động 2023 đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và đời sống của người lao động. Bảo hiểm xã hội là một hệ thống quan trọng đảm bảo người lao động được hưởng các quyền lợi và bảo vệ khi làm việc và trong các tình huống khó khăn. Việc đóng bảo hiểm xã hội cho các khoản phụ cấp này đảm bảo sự công bằng và bền vững trong quản lý và cung cấp các dịch vụ xã hội. Đồng thời, quy định của Luật Lao động 2023 cần được thực hiện đúng đắn và tuân thủ để bảo vệ quyền lợi của người lao động và duy trì cân đối trong hệ thống bảo hiểm xã hội. Hãy theo dõi ADSMO để cập nhật thêm nhiều thông tin và kiến thức về lương, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi của người lao động khác nữa nhé.
Còn nếu bạn là một công ty, doanh nghiệp, đang lúng túng trong việc cập nhật các thông tư, nghị định mới để tùy chỉnh bảng lương sao cho đúng Pháp luật, hãy thử sử dụng phần mềm HRM Plus+ của ADSMO với các module như quản trị thông tin nhân sự, quản lý chấm công, tính lương, quản lý tuyển dụng, phê duyệt ngày nghỉ phép, công tác, tùy chỉnh đa dạng theo yêu cầu và đặc thù của từng doanh nghiệp. Liên hệ ngay với Hotline: 0356.105.388 để nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia.
>>> Xem thêm: