Ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn các “gương mặt đại diện” phù hợp để quảng bá thương hiệu, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và kết nối với người theo dõi của họ. Vậy đại diện thương hiệu là gì? Đại diện thương hiệu có vai trò gì trong sự thành công của doanh nghiệp.
1. Đại diện thương hiệu là gì?
Đại diện thương hiệu hay đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) là những người được các tổ chức/ doanh nghiệp lựa chọn để đại diện cho một thương hiệu. Giúp doanh nghiệp tăng nhận thức thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ. Đại diện thương hiệu thể hiện bản sắc thương hiệu về mọi mặt: Ngoại hình, cử chỉ, giá trị và đạo đức. Yếu tố quan trọng của đại diện thương hiệu là khả năng sử dụng các chiến lược quảng bá thích hợp để củng cố mối quan hệ giữa khách hàng – sản phẩm/ dịch vụ và ảnh hưởng hành vi mua hàng của người hâm mộ hoặc các followers.
Đại diện thương hiệu rất đa dạng. Họ có thể là những người nổi tiếng hoặc người có sức ảnh hưởng. Các đại sứ này sẽ hợp tác với thương hiệu qua các giao dịch kinh doanh. Điều này có nghĩa là họ sẽ được trả tiền hoặc tặng sản phẩm/ dịch vụ để đại diện cho doanh nghiệp.
Đại diện thương hiệu cũng có thể chỉ đơn giản là những người yêu thích thương hiệu, đó sẽ là khách hàng trung thành, người hâm mộ cuồng nhiệt và nhân viên. Các đại sứ này sẽ tự nguyện quảng bá rộng rãi, tích cực về thương hiệu trong các mối quan hệ của mình.
Hiện nay, các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn các blogger hoặc các influencer trên mạng xã hội. Các “hot instagram”, “youtuber”, “hot tiktok”, “beauty blogger”,… cũng giúp doanh nghiệp đạt được các hiệu quả tiếp thị tương tự như những “ngôi sao”. Họ sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với các cộng đồng “followers” của mình và dành cho thương hiệu không gian trên blog, các kênh social media của mình.
Thông thường các Brand Ambassador sẽ quảng bá thương hiệu thông qua hình thức truyền miệng. Ví dụ: Họ sẽ nói về sản phẩm online (trên các tài khoản mạng xã hội) hoặc offline (tại các triển lãm thương mại, sự kiện cộng đồng).
2. Tại sao doanh nghiệp cần đại diện thương hiệu?
Đại diện thương hiệu có tầm ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp:
2.1 Human Touch – Tính nhân bản
Có một thực tế trong lĩnh vực tiếp thị là “‘People trust People and buy from them”. Đại diện thương hiệu sẽ bổ sung khía cạnh Human Touch (Tính nhân bản) cho thương hiệu. Điều này có nghĩa là đại diện thương hiệu sẽ kết nối cảm xúc với khách hàng mục tiêu. Mọi người sẽ mua sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu do sự tin tưởng và trung thành với đại diện thương hiệu.
2.2 Tiếp cận khách hàng mới
Đại diện thương hiệu có một nhóm người hâm mộ, người theo dõi của mình. Trong số đó sẽ có những người không phải khách hàng hiện tại của thương hiệu hoặc đối tượng mục tiêu mà thương hiệu đã nhắm từ trước. Chính vì vậy, quảng bá sản phẩm, họ sẽ giúp doanh nghiệp có thêm các khách hàng tiềm năng mới.
2.3 Tăng uy tín thương hiệu
Sự tin tưởng của mọi người dành cho đại diện thương hiệu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng của thương hiệu bởi tên tuổi của họ đã gắn liền với thương hiệu của doanh nghiệp.
2.4 Tấn công các thị trường mới
Đại diện thương hiệu sẽ giúp thương hiệu tiếp cận những thị trường mà các chiến lược tiếp thị khác không nhắm tới. Nhờ sự nổi tiếng và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của Brand Ambassador, thương hiệu có thể thâm nhập vào các thị trường chưa được khai thác, mở ra các cơ hội mới.
2.5 Nâng cao nhận thức về thương hiệu
Mức độ nhận biết của thương hiệu sẽ được nâng cao ở cả thị trường trong nước và quốc tế khi có một đại diện thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực của họ với lượng fan và người hâm mộ hùng hậu.
3. 3 hình thức đại diện thương hiệu phổ biến nhất
3.1 Đại diện thương hiệu Influencer
Doanh nghiệp hợp tác với những người có sức ảnh hưởng, họ sẽ trở thành đại sứ thương hiệu cho thương hiệu của doanh nghiệp. Cụ thể các Influencer sẽ tạo ra các “sponsored content” về thương hiệu trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại, doanh nghiệp sẽ trở tiền hoặc tài trợ cho các sản phẩm/ chương trình của Influencer.
Doanh nghiệp có thể kiểm soát những nội dung mà các Influencer chia sẻ về thương hiệu với người theo dõi của họ.
Một lợi ích khác khi hợp tác với các Influencer là thương hiệu có thể nhắm mục tiêu đến các đối tượng cụ thể bằng thông điệp của mình thông qua phân tích nhân khẩu học các followers của những người có ảnh hưởng.
3.2 Đại diện thương hiệu Affiliate
Hình thức đại diện thương hiệu thứ 2 là doanh nghiệp hợp tác với các nhà tiếp thị liên kết. Cả doanh nghiệp và các Publisher đều được hưởng lợi. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ hợp tác với một người nào đó, thông thường sẽ là blogger hoặc influencer để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của mình. Họ có thể quảng bá thương hiệu bằng cách chia sẻ banner hoặc liên kết trang web của doanh nghiệp. Đổi lại các Publisher sẽ nhận được hoa hồng khi có người mua hàng thông qua chia sẻ của họ. Doanh số sẽ được xác định thông qua các liên kết Affiliate. Đây chính là cách tuyệt vời để doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng.
3.3 Đại diện thương hiệu không chính thức
Khác với 2 hình thức trên, đại diện thương hiệu không chính thức có thể là bất cứ ai yêu thích thương hiệu. Với hình thức này không có bất cứ thỏa thuận chính thức nào giữa doanh nghiệp và người đại diện. Họ cũng sẽ không nhận được bất cứ khoản thanh toán nào. Các đại diện không chính thức chỉ đơn giản là chia sẻ sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp với bạn bè, gia đình của họ bởi họ chính là khách hàng trung thành và người hâm mộ cuồng nhiệt của thương hiệu.
4. Đại diện thương hiệu làm gì để quảng bá thương hiệu?
4.1 Sáng tạo nội dung
Đại diện thương hiệu sẽ sáng tạo ra các nội dung hấp dẫn về sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu đại diện thương hiệu là khách hàng trung thành thì chiến lược Content Marketing này hoàn toàn miễn phí, vì khách hàng yêu thích thương hiệu của bạn. Doanh nghiệp sẽ có nhiều nội dung chất lượng, vừa tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn phương pháp truyền thống.
4.2 Tiếp thị truyền miệng
Thương hiệu có thể tiếp cận được đến những phân khúc thị trường khó tiếp cận. Đại diện thương hiệu sẽ làm gì? Họ sẽ chia sẻ các thông điệp của thương hiệu trên tất cả các nền tảng: Social Media, website review, diễn đàn, sự kiện, hội thảo, triển lãm thương mại,…
4.3 Kết nối cá nhân với người tiêu dùng
Đại diện thương hiệu sẽ dễ dàng tiếp cận các khách hàng mới hơn. Người đại diện có thể chia sẻ trực tiếp với bạn bè, gia đình và người hâm mộ, người theo dõi họ. Nếu đại diện thương hiệu thực sự nhiệt tình với sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu sẽ giúp các sản phẩm này được khách hàng tiềm năng chấp nhận rộng rãi hơn.
4.4 Feedback và insight sản phẩm
Khi thương hiệu phát triển thì sản phẩm cũng vậy. Làm việc với đại diện thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp biết được những thay đổi cần làm để nâng cao khả năng cạnh tranh. Các đại diện sẽ nhìn nhận sản phẩm một cách khách quan và cho doanh nghiệp biết những điều còn thiếu sót. Họ là những người đã thử nghiệm sản phẩm, chính vì vậy họ sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết những khúc mắc trước khi phát hành sản phẩm mới.
Đại diện thương hiệu là những người thể hiện được cá tính và giá trị cốt lõi của thương hiệu. Hãy lựa chọn thật kỹ bởi đây chính là con dao 2 mặt, người đại diện có thể giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, thậm chí là cú lội ngược dòng ngoạn mục, nhưng cũng có thể hủy hoại hình ảnh thương hiệu trong tíc tắc.
Mọi nhu cầu tư vấn chiến lược xây dựng thương hiệu hãy liên hệ ngay với Adsmo để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Xem thêm: