Brand name là tài sản quý giá nhất của thương hiệu, là thứ gắn bó với thương hiệu suốt đời. Giúp doanh nghiệp tạo dựng sự khác biệt với các thương hiệu khác trên thị trường và “in sâu” trong tâm trí khách hàng. Đặt tên thương hiệu chưa bao giờ là “nhiệm vụ” đơn giản, đôi khi kéo dài vài tuần, vài tháng hay thậm chí là nhiều năm.
Hy vọng 6 nguyên tắc “vàng” và 5 cách đặt tên thương hiệu hay, ấn tượng mà ADSMO chia sẻ trong bài viết này sẽ hỗ trợ bạn chọn Brand name phù hợp.
1. 6 nguyên tắc “vàng” cho tên thương hiệu tốt
1.1 Tên thương hiệu có ý nghĩa:
Brand name tốt là cái tên có thể truyền tải được bản sắc thương hiệu, khơi gợi lên hình ảnh, nuôi dưỡng cảm xúc tích cực của khách hàng và duy trì được sự chú ý của họ.
1.2 Tên thương hiệu khác biệt:
Tên thương hiệu của mỗi doanh nghiệp phải là duy nhất và nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Một trong những điều “tối kỵ” nhất khi đặt tên thương hiệu là chọn tên giống hoặc “na ná” đối thủ. Bạn cũng nên tránh những thành tố mà đối thủ đã sử dụng trước đó.
1.3 Tên thương hiệu đơn giản:
Đơn giản là một trong những nguyên tắc đặt tên thương hiệu bị vi phạm nhiều nhất. Tên thương hiệu được chọn phải dễ giải thích, dễ đọc, dễ đánh vần và tìm kiếm trên Google. Ngay cả khi bạn muốn đặt tên thương hiệu thật sáng tạo thì cũng phải đảm bảo dễ hiểu. Tốt nhất hãy chọn cái tên ngắn, ít chữ cái và có thể “viết sao đọc vậy”.
1.4 Tên thương hiệu bảo hộ được:
Đặt tên thương hiệu mà bạn có thể đăng ký nhãn hiệu, đặt tên miền Website và “sở hữu” được nó cả về mặt pháp lý và nhận thức. Dù chọn tên thương hiệu xuất sắc đến đâu nhưng không thể bảo hộ được cũng gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
1.5 Tên thương hiệu dễ phát triển:
Ngay từ đầu hãy suy nghĩ đến một cái tên thương hiệu có thể phát triển cùng doanh nghiệp, duy trì được sự liên quan và dễ dàng điều chỉnh khi doanh nghiệp muốn ra mắt dòng sản phẩm mới và mở rộng thương hiệu trong tương lai.
1.6 Tên thương hiệu trực quan:
Tên thương hiệu đảm bảo tính trực quan là cái tên mà doanh nghiệp có thể dễ dàng truyền tải thông qua thiết kế nhận diện thương hiệu khác như biểu tượng, logo, màu sắc,…
Xem thêm: Bài học về thương hiệu gạo ST25
2. 5 cách đặt tên thương hiệu hay, ấn tượng cho mọi doanh nghiệp
Cùng đến với 5 cách đặt tên thương hiệu phổ biến. Hầu hết mọi doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều áp dụng những phương pháp này.
2.1 Đặt tên thương hiệu theo người sáng lập
Đặt tên thương hiệu theo người sáng lập là cách truyền thống. Có rất nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới được đặt theo tên tuổi của Founder.
- Hãng thời trang Gucci được đặt theo tên của người sáng lập Guccio Gucci.
- Thương hiệu trang sức sang trọng Tiffany & Co được đặt theo tên của người sáng lập Charles Lewis Tiffany.
Ưu điểm:
- Dễ đặt tên, không tốn nhiều thời gian suy nghĩ
- Tên duy nhất nên dễ bảo hộ trước pháp luật và đặt tên miền Website.
Nhược điểm:
- Gắn bó chặt chẽ với câu chuyên của một cá nhân nên khó khăn khi chuyển quyền thương hiệu.
- Dễ đổ vỡ khi thương hiệu cá nhân của nhà sáng lập bị khủng hoảng.
2.2 Đặt tên thương hiệu theo mô tả
Đặt tên thương hiệu theo mô tả thể hiện rõ ràng cho khách hàng biết lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nó truyền tải được bản chất, đặc trưng riêng, sứ mệnh của thương hiệu đến khách hàng.
- Mạng xã hội Facebook là cái tên mang tính mô tả: Một cuốn sách của những khuôn mặt.
- Mô hình kinh doanh mua chung Groupon là tên mô tả: Một nhóm phiếu giảm giá
Ưu điểm:
- Truyền tải được câu chuyện thương hiệu rõ ràng và hiệu quả đến với khách hàng
Nhược điểm:
- Khó khăn trong việc mở rộng thương hiệu và phát triển đa dạng sản phẩm.
- Khó bảo hộ do chủ yếu được tạo nên từ những từ/ cụm từ chung chung.
2.3 Đặt tên thương hiệu sáng tạo mới
Các tên thương hiệu này thể hiện được sự sáng tạo của doanh nghiệp và lần đầu tiên có mặt trên thị trường. Nhiều thương hiệu được xây dựng dựa trên các từ gốc thuộc hệ ngôn ngữ Latin, Hy Lạp,… sau đó được thay đổi, thêm/ bớt chữ cái, kết hợp hai hoặc nhiều từ để thể hiện rõ hơn tính cách thương hiệu.
- Tên thương hiệu của đế chế máy ảnh số 1 nước Mỹ Kodak bắt đầu và kết thúc đều bằng chữ “k” đồng thời gợi lên âm thanh khi chụp ảnh.
- Tên thương hiệu của nhà mạng Verizon là sự biến tấu từ “Veritas” (tiếng Latin nghĩa là “sự thật”) và “”Horizon” (đường chân trời), mang ý nghĩa luôn hướng về tương lai.
Ưu điểm:
- Tên riêng, đặc biệt, độc đáo, dễ dàng bảo hộ
- Dễ nhớ, thể hiện đúng nhất bản sắc thương hiệu
Nhược điểm:
- Không có định nghĩa rõ ràng, cần xây dựng câu chuyện xung quanh tên thương hiệu.
- Đòi hỏi chi phí khổng lồ để thiết lập ý nghĩa của tên thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
2.4 Đặt tên thương hiệu ẩn dụ
Tên thương hiệu ẩn dụ thường sử dụng những yếu tố khơi gợi, phép ẩn dụ cho những trải nghiệm hoặc định vị thương hiệu. Chúng thường có xu hương đa chiều, thể hiện ý nghĩa thương hiệu, thay vì chỉ đại diện cho một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể.
- Thương hiệu thời trang thể thao Nike là cái tên ẩn dụ từ nữ thần chiến thắng của người Hy Lạp.
- Sàn thương mại điện tử hàng đầu Amazon được ẩn dụ từ con sông lớn nhất thế giới ở Nam Mỹ.
Ưu điểm:
- Nền tảng cho định vị thương hiệu
- Tạo nên sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh
- Dễ nhớ, dễ được bảo hộ hơn tên thương hiệu mô tả
Nhược điểm:
- Đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ với cấu trúc và mô hình doanh nghiệp.
2.5 Đặt tên thương hiệu viết tắt
Đây là cách đặt tên thương hiệu cơ bản nhất. Tên viết tắt được rút gọn từ tên đầy đủ của doanh nghiệp giúp thương hiệu mang tính chiến lược hơn.
- Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của Mỹ Kentucky Fried Chicken đã chuyển sang tên viết tắt KFC vì “gà rán” gợi lên cảm giác không tốt cho sức khỏe.
- Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (Hong-Kong and Shanghai Bank) đã đổi thành HSBC nhằm giúp ngân hàng mở rộng ra thị trường quốc tế.
Ưu điểm:
- Tên thương hiệu ngắn gọn, dễ gọi hay giao dịch với khách hàng.
Nhược điểm:
- Khó nhớ và khó khăn trong việc bảo hộ thương hiệu
Để đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp, ý nghĩa, ấn tượng, phát huy đúng sức mạnh trong chiến dịch xây dựng thương hiệu các doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với ADSMO để được tư vấn và hỗ trợ.
Xem thêm: