Website hiện nay đã trở thành một xu hướng, “bộ mặt” của rất nhiều doanh nghiệp – “bộ mặt đại diện” trên thế giới của bạn, nơi mà từ đó, chỉ sau 1 cú click chuột và 0.1s cả thế giới sẽ biết về doanh nghiệp của bạn. Tùy vào tầm nhìn chiến lược và khả năng đầu tư của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó sẽ phát triển Marketing Online ra sao, thường khi phát triển website, các doanh nghiệp sẽ có 1 web chính và nhiều website vệ tinh xoay quanh nhau… Tùy vào mục tiêu như: “mời khách đến chơi thật nhiều”, giúp “khách” nhớ đến chủ nhà hoặc dụ “khách” mua hàng… Việc phân tích website sẽ giúp doanh nghiệp hiểu vì sao những những “vị khách” thích ghé đến website của bạn. Hoặc vì sao website của bạn có “bộ mặt” rất đẹp nhưng lại không có ai ghé đến, hiểu được những thói quen, sở thích, địa điểm của những vị “khách” sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện chiến lược “đối đãi” với khách hàng thông qua đó đạt được mục đích của mình.
Những vấn đề cần phân tích của một website – nghe đến khái niệm này có vẻ cao siêu và khiến người mới khó nắm bắt được được điểm bắt đầu, dù có sử dụng công cụ và có nhiều số liệu nhưng liệu bạn có biết dùng chúng để làm gì? Đâu là những vấn đề bạn cần quan tâm khi phân tích website?
- Tại sao lại có website đó?
- Mục tiêu của doanh nghiệp là gì khi thiết kế website?
- UX?
- UI?
- Khả năng đầu tư? Khả năng phát triển?
- Website đã có chưa? Nếu có website rồi thì trong website đã có gì?
- Tình hình content
- Tình hình traffic
- Tình hình Onpage
- Mã nguồn xây dựng website và khả năng nâng cấp?
- Tình hình Offpage
- Khả năng Social
- Kết hợp các phương pháp Marketing khác
1. Mục đích của Website
Nghe có vẻ khó tin nhưng sự thật xác định được mục đích của website là điểu cực kì quan trọng khi xác định hướng vận hành website đó và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh xây dựng và để website tồn tại với những mục đích khó tin: thấy những đơn vị khác có website mình cũng đầu tư một cái, hay có website để có vẻ chuyên nghiệp với khách hàng.
Ngay từ bước đầu tiên phân tích website thì phải xác định được mục đích của website, đánh giá xem website có thực sự cần thiết hay không, có cần thiết kế lại hay không. Thường mục đích chính của website sẽ là:
- Bán hàng
- Làm thương hiệu
- Thu hút traffic về website khác
Tùy vào mục đích mà sẽ có cách xây dựng khác nhau.
2.UX và UI
– UX là cụm viết tắt của User Experience là trải nghiệm người dùng khi họ đang tương tác hay sử dụng website của bạn bao gồm toàn bộ quá trình mua sắm, nhu cầu, sở thích hành vi.
– UI là viết tắt của cụm từ User Interface – những gì người dùng nhìn thấy trên website như thiết kế, bố cục, giao diện của website, hình ảnh, nội dung đến điểm nhận dạng thương hiệu…
UX-UI là hai phần cực kỳ quan trọng khi website, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng, tác động trực tiếp đến tỉ lệ chuyển đổi. Khi đầu tư vào website, dù nội dung hay như thế nào, nhưng giao diện và bố cục quá xấu, không đúng nhu cầu người dùng thì website cũng hỏng. Trong giao diện luôn có phải có điểm nhấn, điểm nhận diện thương hiệu, bố cục hình ảnh và text phải cân bằng.
Một vài công cụ trợ giúp bạn trong việc cải thiện hình ảnh, giao diện:
- Adobe Photoshop
- Adobe After Effect
- AI
- Flinto
- Icon Slate
3. Content
Với một website trống, mới hoàn toàn, việc triển khai content dễ dàng hơn rất nhiều, định hướng content sẽ triển khai được luôn do không phải phân tích content có sẵn trên website.
Với một website có sẵn nội dung, thì nhiệm vụ của bạn là phân tích những content đó, sau đó dựa vào mục đích website để sửa lại nội dung content và phát triển định hướng content theo chủ lực.
Với content thì cần xác định những vấn đề sau để cải thiện.
– Chất lượng content hiện tại (nếu có)
– Nội dung content là gốc hay copy, trùng lặp.
– Những content nào là top traffic?
– Những content nào tạo ra được chuyển đổi?
– Lỗi content hay vấp phải?
– Danh sách lỗi content phần on-page
– Thẻ tag…
Những website có tình trạng copy quá nhiều, thì có ba lựa chọn cho người phát triển web lựa chọn:
– Nhanh nhất: chấp nhận bổ sung số lượng lớn content mới chất lượng bù vào thiệt hại xóa toàn bộ những content trùng lặp.
– An toàn nhất: Vào từng URL chỉnh sửa lại toàn bộ content trùng, sau đó submit từng URL một với Google. Chỉnh content không chỉnh URL – việc này không làm mất đi URL và tăng trust trở lại cho content.
– Mạo hiểm: Chấp nhận xóa toàn bộ ngoại trừ trust của domain làm lại từ đầu.
Một số công cụ phân tích content trên website:
- CopyScape
- Google Analytics
- Ahrefs.
CÁC DỊCH VỤ ADSMO CUNG CẤP