Nhượng quyền thương hiệu là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì và sức hút của nhượng quyền thương hiệu đến từ đâu mà được ưa chuộng đến vậy. Hãy tìm hiểu cùng ADSMO ngay nào.
1. Nhượng quyền thương hiệu (franchise) là gì?
Nhượng quyền thương hiệu là hệ thống kinh doanh mà theo đó chủ sở hữu doanh nghiệp (được gọi là bên nhượng quyền) cấp phép cho một bên khác (được gọi là bên nhận quyền) điều hành doanh nghiệp hoặc phân phối các sản phẩm, dịch vụ bằng cách sử dụng tên doanh nghiệp và hệ thống của bên nhượng quyền trong một khoảng thời gian đã được thỏa thuận, đổi lại bên nhận quyền sẽ phải trả một khoản phí.
Chi phí nhượng quyền thương hiệu là khoản thanh toán trước của bên nhận quyền cho bên nhượng quyền hoặc một khoản phí liên tục (bao gồm tỷ lệ phần trăm doanh thu hoặc lợi nhuận đã được thỏa thuận) hoặc cả hai. Chi phí nhượng quyền không rẻ, chính vì vậy đây chính là giải pháp kinh doanh thay thế lý tưởng cho việc xây dựng chuỗi cửa hàng của bên nhượng quyền.
Nhượng quyền thương hiệu rất phổ biến trong kinh doanh bởi chúng giúp các doanh nghiệp mở rộng nhanh chóng. Một số thương hiệu nổi tiếng nhượng quyền thương hiệu như McDonald’s, Starbucks, Dominos, KFC, Pizza Hut, Burger King, 7-Eleven, Marriott International,…
Tại Việt Nam nhượng quyền thương hiệu cũng là hình thức kinh doanh hấp dẫn trong mọi ngành nghề từ sản xuất đến dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực thực phẩm, ăn uống và giáo dục.
2. Tại sao nhượng quyền thương hiệu lại bùng nổ đến vậy?
Đây là những lý do nên nhượng quyền thương hiệu:
- Giảm thiểu rủi ro: Lợi thế lớn nhất của nhượng quyền thương hiệu chính là giảm nguy cơ thất bại trong kinh doanh do không cần xây dựng thương hiệu mới từ đầu.
- Tăng lợi thế cạnh tranh: Bên nhận quyền có thể tận dụng quy mô và danh tiếng của bên nhượng quyền để nâng cao lợi thế so với các đối thủ kinh doanh nhỏ độc lập khác hay thậm chí là cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.
- Mở rộng kinh doanh: Nhượng quyền thương hiệu là mối quan hệ win-win, chính vì vậy thương hiệu có thể mở rộng quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối nhanh chóng, đồng thời dễ dàng “thâm nhập” vào thị trường nhỏ với chi phí rủi ro thấp hay không phải đối mặt với bất kỳ rào cản thương mại, pháp lý nào.
- Được đào tạo và hỗ trợ: Bên nhận quyền sẽ nhận được hỗ trợ và đào tạo về tiếp thị, quản lý, hành chính, thông tin sản phẩm từ bên nhượng quyền, tăng đáng kể cơ hội thành công.
- Có sẵn lượng khách hàng trung thành: Doanh nghiệp không còn gặp khó khăn trong việc xây dựng nhận thức, lòng tin và lòng trung thành của khách hàng. Ngay lập tức doanh nghiệp sẽ có ngay lượng khách hàng trung thành hay thậm chí là nhân viên tiềm năng.
3. 5 hình thức nhượng quyền thương hiệu
3.1 Nhượng quyền công việc
Đây là hình thức nhượng quyền thương hiệu với nhà đầu tư vốn thấp đang muốn bắt đầu công việc kinh doanh. Bên nhận quyền sẽ phải tự mua một số trang thiết bị, sản phẩm, phương tiện để phục vụ hoạt động kinh doanh.
Lĩnh vực tiêu biểu: Đại lý du lịch, dịch vụ bất động sản, dịch vụ vận chuyển, tổ chức sự kiện, dịch vụ cho trẻ em, sửa chữa lắp đặt,…
3.2 Nhượng quyền sản phẩm/ phân phối sản phẩm
Đây là hình thức dựa trên mối quan hệ giữa nhà cung cấp và đại lý. Bên nhận quyền sẽ phân phối các sản phẩm của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền sẽ không cung cấp toàn bộ hệ thống vận hành mà chỉ cấp phép nhãn hiệu và một phần quy trình sản xuất.
Lĩnh vực tiêu biểu: Sửa chữa phụ tùng ô tô, máy bán hàng tự động, các sản phẩm máy tính, xe đạp, xe máy, thiết bị gia dụng,…
3.3 Nhượng quyền mô hình kinh doanh
Với hình thức này bên nhận quyền không chỉ được sử dụng nhãn hiệu mà còn được cung cấp toàn hộ hệ thống vận hành doanh nghiệp, tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ. Bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên nhận quyền một bản kế hoạch, quy trình chi tiết về mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh, đào tạo, hỗ trợ ban đầu,…
Lĩnh vực tiêu biểu: Đồ ăn nhanh, bán lẻ, nhà hàng, dịch vụ kinh doanh, fitness,…
3.4 Nhượng quyền qua hình thức đầu tư
Hình thức này thường áp dụng trong các dự án có quy mô lớn, đòi hỏi vốn đầu tư cao. Bên nhận quyền thường sẽ đầu tư tiền và tham gia vào đội ngũ quản lý, vận hành công việc kinh doanh, tạo ra lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình và thu hồi vốn.
Lĩnh vực tiêu biểu: Dự án bất động sản, khu công nghiệp, khách sạn, nhà hàng lớn, cao cấp.
3.5 Nhượng quyền qua hình thức chuyển đổi
Hình thức này sẽ sửa đổi các mối quan hệ nhượng quyền tiêu chuẩn. Hiện này nhiều hệ thống nhượng quyền đã phát triển bằng cách chuyển đổi các doanh nghiệp cùng ngành thành các đơn vị nhượng quyền. Bên nhận quyền được cấp phép sử dụng nhãn hiệu, chương trình tiếp thị, hệ thống đào tạo và tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng. Bên nhượng quyền sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhanh về số lượng đơn vị nhượng quyền và có thu nhập từ phí bản quyền.
Lĩnh vực tiêu biểu: Môi giới bất động sản, các công ty dịch vụ chuyên nghiệp như vệ sinh, sửa chữa, lắp đặt,…
Bạn muốn tìm hiểu thêm Branding? Hãy đón đọc những bài viết mới trên kiến thức về Branding mỗi ngày tại website ADSMO.
Xem thêm: