Trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu, người ta thường nhắc đến tính cách thương hiệu. Nhưng bạn đã từng nghe đến phong cách thương hiệu bao giờ chưa? Phong cách thương hiệu là gì? Giữa phong cách thương hiệu và tính cách thương hiệu, yếu tố nào quan trọng hơn? Và cách xác định phong cách thương hiệu? Hãy cùng tìm hiểu cùng Adsmo trong bài viết này.
1. Phong cách thương hiệu là gì?
Với doanh nghiệp, bên cạnh việc cung cấp sản phẩm/ dịch vụ chất lượng hay bao bì đẹp mắt thì một trong những yếu tố quan trọng không kém để thu hút sự chú ý của khách hàng và khiến họ nhớ đến thương hiệu lâu dài chính là phong cách thương hiệu.
Phong cách thương hiệu là dấu ấn của thương hiệu hay chính là bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp được khách hàng cảm nhận.
Vì sao phong cách thương hiệu lại quan trọng? Bởi trong thực tế, không ít khách hàng đưa ra quyết định mua hàng chỉ vì họ cảm nhận được thương hiệu sở hữu phong cách phù hợp với mình. Phong cách đó khiến họ ấn tượng và thoải mái khi trải nghiệm sản phẩm. Phong cách thương hiệu đóng vai trò không nhỏ trong hành trình “chạm đến” sự hài lòng của khách hàng với thương hiệu.
Các thương hiệu hàng đầu trên thế giới cũng đã tạo dựng vị thế trong ngành nhờ việc xây dựng tính khác biệt, phong cách riêng “độc nhất vô nhị” cho mình.
Ví dụ về các thương hiệu thời trang đình đám mà bất cứ chị em nào cũng mơ ước:
- Louis Vuitton: Phong cách tinh tế, hoàn hảo
- Chanel: Phong cách cổ điển
- Burberry: Phong cách sang trọng
- Gucci: Phong cách quý tộc
- Versace: Phong cách thời thượng
Tạo dựng được phong cách thương hiệu riêng sẽ giúp doanh nghiệp ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng. Có một định hướng rõ ràng để phát triển các sản phẩm/ dịch vụ tiếp theo trong tương lai.
2. Tính cách hay phong cách thương hiệu quan trọng hơn?
Cũng giống như trong thực tế, chúng ta ai cũng đều có tính cách, thế nhưng không phải ai cũng có một phong cách rõ ràng, độc nhất. Đây chính là lý do chúng ta có thể ấn tượng và nhớ rõ một số người ngay từ lần gặp đầu tiên. Nhưng một số người khác thì lại không.
Phong cách thương hiệu cũng tương tự như vậy, các thương hiệu hàng đầu để có được vị thế như ngày hôm nay đều đã xây dựng cho mình một phong cách thương hiệu nổi bật, điển hình, đặc trưng không lẫn với brand khác trên thị trường.
Tính cách và phong cách thương hiệu đều phụ thuộc vào các liên kết cảm xúc giữa tâm trí khách hàng với thương hiệu. Thương hiệu có phong cách rõ ràng, nhất quán, khác biệt sẽ giúp quá trình trải nghiệm của khách hàng tăng lên gấp nhiều lần.
Xây dựng phong cách thương hiệu là bước quan trọng trong quá trình cá nhân hóa thương hiệu. Nó chính là điểm mấu chốt giúp các thương hiệu có thể phân biệt mà không cần nhìn thấy tên thương hiệu. Đồng thời bám rễ sâu trong tâm trí của người tiêu dùng.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách thương hiệu?
3.1 Tính cách
Ở phần trên chúng ta đã hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa tính cách và phong cách. Chính vì vậy, tính cách đóng vai trò chi phối phong cách thương hiệu. Thương hiệu có tính cách nồng nhiệt, chân thành, năng lực hay tinh tế cũng tác động đến quá trình định hình phong cách thương hiệu.
3.2 Màu sắc
Màu sắc giúp phong cách thương hiệu dễ dàng nhận biết hơn. Mỗi màu sắc đều có ý nghĩa riêng để nhấn mạnh phong cách:
- Màu đen: Quyền lực, bí ẩn, huyền bí, sang trọng, tinh tế
- Màu vàng: Hạnh phúc, ấm áp, thư giãn
- Màu đỏ: Mãnh liệt, đam mê, tình yêu, sức hút, sôi động
- Màu xanh lá cây: Thiên nhiên, khỏe mạnh, phong phú, tràn đầy sức sống
- Màu xanh nước biển: Trẻ trung, năng động, an toàn, trung thành, chuyên nghiệp
- Màu tím: Sang trọng, thanh lịch, hoàng tộc, nữ quyền, lãng mạn
- Màu cam: Vui tươi, nghệ thuật, sáng tạo, năng lượng
- Màu trắng: Thuần khiết, sạch sẽ, hòa bình
- Màu hồng: Nữ tính, ngây thơ, dịu dàng
- Màu nâu: Đáng tin cậy, ấm cúng, chắc chắn
Sự kết hợp màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu phải hòa hợp với bộ nhận diện thương hiệu để truyền tải và kết nối chính xác nhất cảm xúc mà thương hiệu muốn thể hiện với khách hàng.
3.3 Hình ảnh nhận diện
Hình ảnh đặc trưng sẽ góp phần gia tăng cảm nhận tích cực của hàng với phong cách thương hiệu. Hình ảnh được lồng ghép thêm ngôn từ, logo, các đường nét, kiểu chữ, màu sắc đặc trưng sẽ phản ánh được phần nào bản sắc riêng biệt của thương hiệu với khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
3.4 Văn hóa
Văn hóa chính là yếu tố tác động lớn tới nhận thức về phong cách thương hiệu. Khách hàng dễ dàng bị thu hút bởi những doanh nghiệp có phong cách nổi bật. Văn hóa tốt sẽ dễ dàng gắn kết khách hàng với thương hiệu có phong cách đặc trưng, phù hợp.
3.5 Thuộc tính cảm xúc
Định hình phong cách bằng cảm xúc sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng chiếm được cảm tình và kết nối với khách hàng hơn. Cảm xúc tích cực có mối tương quan rõ ràng với các nhóm tính cách thương hiệu và ngược lại.
4. Xây dựng phong cách thương hiệu doanh nghiệp
Cách xây dựng phong cách thương hiệu dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp bạn trở nên khác biệt và bám rễ trong tâm trí khách hàng mục tiêu vững chắc nhất.
4.1 Các nhóm phong cách thương hiệu đặc trưng
Cũng giống quy trình xây dựng tính cách thương hiệu, phong cách thương hiệu cũng bao gồm các nhóm khác nhau, mỗi nhóm sẽ bao hàm các thành tố ở trên như tính cách và thuộc tính cảm xúc, màu sắc và hình ảnh nhận diện.
- Phong cách khả ái
- Phong cách quyến rũ
- Phong cách giản dị, dịu dàng
- Phong cách sang trọng
- Phong cách sáng tạo
- Phong cách chuyên nghiệp
- Phong cách hài hước
- Phong cách thông minh
- Phong cách thời trang
- Phong cách bản lĩnh
Ngoài ra còn có rất nhiều phong cách nổi bật khác như ngọt ngào, an toàn, hướng ngoại, hướng nội, tự nhiên, hào nhoáng, sành điệu, đáng tin cậy,…
Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ nên chọn tối đa 3 phong cách cho thương hiệu của mình. Trong số đó phải lựa chọn được 1 phong cách chủ đạo, chính nhất.
4.2 Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường định lượng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh với đối thủ cạnh tranh, biết được phong cách của thương hiệu hiện tại trong tâm trí khách hàng sau đó định hình phong cách khác biệt cho thương hiệu.
Một số dạng câu hỏi trong bảng nghiên cứu thị trường:
- Đặt câu hỏi để so sánh với đối thủ cạnh tranh: Theo bạn thương hiệu nào đáp ứng tiêu chí sành điệu (tương tự với các nhóm phong cách khác). Được chấm theo thang điểm 10.
- Đặt câu hỏi riêng cho doanh nghiệp bạn: Theo bạn thương hiệu A có những phong cách nào dưới đây. Và cũng được chấm theo thang điểm 10.
Doanh nghiệp nên sử dụng công cụ khảo sát online để dễ dàng tổng kết điểm số trung bình và so sánh giữa các doanh nghiệp.
Dưới đây là mẫu tổng hợp kết quả khảo sát phong cách thương hiệu của doanh nghiệp:
TT | Thương hiệu | Sành điệu | Thời trang | Thân thiện | Đẳng cấp | Thông minh | Ngọt ngào | Vui vẻ | Chuyên nghiệp | Quyến rũ | Sáng tạo |
1 | Thương hiệu A | ||||||||||
2 | Thương hiệu B | ||||||||||
3 | Thương hiệu C | ||||||||||
4 | Thương hiệu D |
4.3 Phân tích phong cách thương hiệu với đổi thủ
Từ kết quả ở trên doanh nghiệp đã có thể lựa chọn phong cách thương hiệu dựa trên ma trận phân tích đối thủ sau:
Như hình trên chúng ta có thể thấy giả dụ thương hiệu A (thương hiệu của bạn) đang dẫn đầu về sự quyến rũ, vì vậy bạn có thể tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu quyến rũ thông qua thiết kế sản phẩm, bao bì, quảng cáo, truyền thống,…. Thông minh và sáng tạo là 2 thuộc tính mà thương hiệu chưa khai thác. Để tạo ra sự khác biệt, bạn nên tích hợp thêm thuộc tính này vào phong cách tổng thể của thương hiệu.
Thương hiệu của bạn đã định hình được phong cách thương hiệu để gây sự ấn tượng sâu đậm trong tâm trí khách hàng hay chưa? Nếu chưa, hãy liên hệ ngay với Adsmo để được tư vấn và hỗ trợ xây dựng phong cách thương hiệu đặc trưng và nổi bật nhất.
Nguồn tham khảo: Cuốn sách “10 bước Cất cánh thương hiệu” của Chuyên gia thương hiệu Đặng Thanh Vân.
Xem thêm: