Làm thêm là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc được quy định dựa trên hợp đồng dựa theo hợp đồng. Để có giờ làm thêm, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của người lao động, số giờ làm thêm phải bảo đảm không quá 50% số giờ làm việc quy định trong 1 ngày, theo điều 107 Luật Lao động 2019. Người lao động phải được bố trí cho nghỉ bù sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng. Việc tính tiền lương làm thêm giờ cho người lao động như thế nào, sẽ phụ thuộc vào hình thức trả lương cơ bản đã thỏa thuận với người lao động trong hợp đồng lao động ký trước đó. Cụ thể:
Làm thêm giờ vào ban ngày
Theo Điều 55, 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thì tiền lương khi người lao động làm thêm giờ được tính theo công thức.
Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, người sử dụng lao động phải đảm bảo quy định về làm thêm giờ và giờ nghỉ theo Điều 107,109 của Bộ luật Lao động.
Tiền lương làm thêm giờ | = | Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | x | Số giờ làm thêm |
Trong đó:
- Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm).
- Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường.
Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần.
Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Ví dụ: Nhân viên A ký hợp đồng lao động với mức lương chính thức 8.000.000đ. Tiền hỗ trợ điện thoại: 200.000đ/ tháng. Hỗ trợ ăn ca : 730.000đ/ tháng
Lương theo giờ của nhân viên A được tính = Lương chính thức /26 Ngày công / 8 giờ
Lương Thực lãnh theo giờ làm việc bình thường = 8.000.000/ 26 / 8 = 38.462 đ/ giờ
Tiền lương làm thêm 02 giờ ngày bình thường = 38.462 x 150% x 2 giờ = 115.385 đ
Tiền lương làm thêm 02 giờ ngày chủ nhật = 38.462 x 200% x 2 giờ = 153.468 đ
Tiền lương làm thêm 02 giờ ngày nghỉ lễ Tết = 38.462 x 300% x 2giờ = 230.769 đ
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc khoán
Tiền lương làm thêm giờ | = | Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | x | Số sản phẩm làm thêm |
Ví dụ: Công nhân A hoàn thành may 2000 chiếc áo trong tháng, đơn giá Sản phẩm quy định là 2.000đ/ 1 chiếc áo với thời gian 208 giờ và 60 giờ tăng ca ngày làm việc bình thường. Tiền lương nhận được là:
Tiền lương sản phẩm theo giờ là : 2.000 x 2.000/268 giờ= 14.925đ
Tiền lương sản phẩm theo giờ bình thường là: 14.925 x 208 giờ= 3.104.478đ
Tiền lương sản phẩm theo giờ tăng ca là : 14.925 x 150% x 60 giờ = 1.343.284đ
Vậy tổng lương Công nhân A nhận được là: 4.447.761đ
Làm thêm giờ vào ban đêm
Đối với người lao động làm việc vào ban đêm (từ 22h – 6h sáng hôm sau), thì ngoài việc trả lương và phụ cấp làm đêm (thêm ít nhất 30%) người lao động còn được thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày (được quy định khoản 1 và 2 Điều 98 Bộ luật Lao động)
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | + | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 30% | + | 20% | x | Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương | x | Số giờ làm thêm vào ban đêm |
Tương tự như quy định ở điều 98 Luật lao động thì vào ngày thường,tiền lương thực trả được tính ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Ví dụ : Nhân viên A ký hợp đồng lao động với mức lương chính thức 5.000.000đ. Tiền hỗ trợ nhà ở 1.000.000đ. Hỗ trợ ăn ca : 730.000đ. Công ty có quy định ca làm việc
Ca1 từ 6h sáng – 14h
Ca2 từ 14h chiều – 22h
Ca 3 từ 22h – 6h sáng ngày hôm sau
Trong ngày lễ 30/4/2023 nhân viên A đi làm vào ca3 và làm thêm 01 giờ
Tiền lương thực trả ngày bình thường căn cứ để tính lương = 5.000.000/ 26 ngày = 192.308đ
Tiền lương theo giờ căn cứ tính tiền lương = 192.308/8h = 24.308đ
Vậy tổng tiền lương nhân viên A nhận được:
- Tiền lương của lễ 30/4 nghỉ làm việc hưởng nguyên lương = 192.308 đ
- Tiền lương ngày 30/4 làm việc ca đêm:
= 192.308 + 192.308 x 30% + 1.000.000 / 26 +730.000 / 26 = 316.539 đ
3. Tiền lương làm thêm 01 giờ ngày 30/4 = (24.308 x300% + 24.308 x 30% +20% x 300% x 24.308) x 1h = 390% x 24.308 x 1h = 93.795đ
Tiền lương làm thêm giờ có phải chịu thuế TNCN hay không?
– Căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản thu nhập được miễn thuế:
“Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế
- Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Khoản 9 Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động
Cụ thể như sau:
Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 30.000 đồng/giờ.
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì tiền lương được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 30.000 đồng/giờ = 30.000 đồng/giờ
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 90.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
90.000 đồng/giờ – 30.000 đồng/giờ = 60.000 đồng/giờ
Làm việc ca đêm, làm thêm giờ là nguồn thu nhập đáng kể cho người lao động và cũng đáp ứng nhu cầu về sản xuất, kinh doanh của nhiều công ty, doanh nghiệp có hình thức làm việc theo ca. Tuy nhiên người lao động cũng nên lưu ý đến những tổn hại sức khỏe, chế độ dinh dưỡng khi làm việc thêm giờ hoặc ca đêm.
>>>Xem thêm: Cách tính lương cho nhân viên