Mọi hoạt động kinh doanh thành công luôn được xây dựng trên nền tảng thương hiệu vững chắc. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của thương hiệu với hoạt động tiếp thị. Ngày nay, xây dựng và phát triển thương hiệu đã trở nên phức tạp hơn. Không đơn thuần chỉ là tên, thuật ngữ, biểu tượng,… mà nó chính là đại diện cho tất cả mọi thứ của doanh nghiệp và là cách mà doanh nghiệp muốn được mọi người nhìn nhận.
Cùng khám phá những lý do tại sao thương hiệu lại quan trọng trong tiếp thị cũng như toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đến vậy.
1. Mối quan hệ giữa thương hiệu và tiếp thị
Hiện nay có rất nhiều người vẫn nhầm lẫn hoạt động xây dựng thương hiệu và tiếp thị. Trước khi tìm hiểu tại sao thương hiệu lại quan trọng trong tiếp thị, chúng ta phải hiểu rõ mối quan hệ sâu sắc giữa thương hiệu và tiếp thị. Xây dựng thương hiệu và tiếp thị có gì khác biệt?
Tiếp thị giúp doanh nghiệp có khách hàng tiềm năng và bán được hàng hóa. Nhưng chỉ thương hiệu mới giúp doanh nghiệp nâng cao danh tiếng và củng cố lòng trung thành của khách hàng.
Thương hiệu cung cấp cho người tiêu dùng kiến thức và cái nhìn sâu sắc về doanh nghiệp. Sử dụng thương hiệu để cải thiện các chiến lược tiếp thị có thể giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng.
Sau khi đã biết được mối quan hệ giữa thương hiệu và tiếp thị, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của thương hiệu trong hoạt động tiếp thị.
2. 10 lý do tại sao thương hiệu lại quan trọng trong tiếp thị
2.1 Thương hiệu hỗ trợ cho chiến dịch quảng cáo
Giá trị thương hiệu mạnh mẽ, đáng tin cậy sẽ hỗ trợ các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo trên các kênh khác nhau. Chính vì vậy, việc xây dựng thương hiệu là điều cần thiết để thúc đẩy hiệu suất cho các chiến dịch quảng cáo. Góp phần chuyển đổi đối tượng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng và khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.
2.2 Thương hiệu thu hút khách hàng mới
Thương hiệu chính là bước đệm để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mới. Thương hiệu mạnh mẽ có nghĩa là người tiêu dùng có ấn tượng tốt với doanh nghiệp, họ sẵn sàng lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ mới của doanh nghiệp vì sự quen thuộc và thương hiệu đáng tin cậy. Khi một thương hiệu đã được khẳng định thì truyền miệng chính là phương pháp quảng cáo hiệu quả nhất.

2.3 Thương hiệu mang đến lợi ích bên trong
Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ cũng mang đến những lợi ích cho chính bên trong doanh nghiệp. Chiến lược tiếp thị sẽ hiệu quả hơn nếu chính bản thân nội bộ doanh nghiệp tin tưởng vào thương hiệu của mình. Đây chính là lý do vì sao các doanh nghiệp thành công luôn dành thời gian và nỗ lực để “bán” thương hiệu cho chính nội bộ doanh nghiệp. Điều này còn giúp bộ phận tiếp thị có sự nhất quán khi truyền tải thông điệp và góp phần vào sức mạnh tổng thể của thương hiệu.
2.4 Thương hiệu cải thiện chuyển đổi
Một trong những tác động mạnh mẽ nhất của thương hiệu với hoạt động tiếp thị là chuyển đổi. Xây dựng thương hiệu tốt góp phần quan trọng vào việc doanh nghiệp có thuyết phục được khách hàng tiềm năng mua hàng hay không?
Các cách thương hiệu giúp cải thiện chuyển đổi:
- “Giáo dục” khách hàng về giá trị của thương hiệu và cách mà doanh nghiệp giúp họ giải quyết vấn đề sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, thường thông qua các chiến dịch Content Marketing.
- Các thuộc tính thương hiệu được truyền đạt rõ ràng như sứ mệnh, giá trị và giá bán sẽ tạo nên sự khác biệt hóa giữa bạn và đối thủ cạnh tranh.
- Thương hiệu làm tăng giá trị doanh nghiệp, trông chuyên nghiệp và đáng tin tưởng hơn, khách hàng có xu hướng mua hàng tại nơi mà họ tin tưởng.
2.5 Thương hiệu tạo nên ý nghĩa – điều mà tiếp thị và quảng cáo còn thiếu
Ngày nay tiếp thị ở khắp mọi nơi và quảng cáo xuất hiện trên mọi kênh. Thế nhưng điều quan trọng nhất mà tiếp thị và quảng cáo hiện nay thiếu chính là ý nghĩa.
Như chuyên gia tiếp thị Seth Godin đã chia sẻ trong Purple Cow – cuốn sách Marketing đáng đọc nhất mọi thời đại: “Connection, meaning, humanity, things that change them in some way. No one is impressed by your features or even your price. What we talk about is art, generosity, and products and services that make a difference.” (Tạm dịch: Kết nối, ý nghĩa, tính nhân văn, những thứ thay đổi họ theo một cách nào đó. Không ai bị ấn tượng bởi các tính năng của bạn hoặc thậm chí là giá cả của bạn. Điều chúng ta nói đến là nghệ thuật, sự hào phóng và các sản phẩm và dịch vụ tạo ra sự khác biệt.)
Trong thời đại tiếp thị hiện nay, việc khiến khách hàng chi tiền là chưa đủ. Doanh nghiệp còn phải tìm cách thu phục trái tim và chiếm lĩnh tâm trí họ.
2.6 Thương hiệu và kết nối cảm xúc với khách hàng
Cảm xúc chính là nhân tố đã thúc đẩy con người đưa ra các quyết định hàng ngày, trong đó bao gồm cả việc lựa chọn thương hiệu. Cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều đến những gì người tiêu dùng mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn và lý do họ mua.
Công việc của thương hiệu là hỗ trợ xác định khách hàng mục tiêu, xây dựng tính cách khách hàng, những gì mà họ có thể tìm kiếm, sau đó tạo ra lời hứa thương hiệu và xây dựng nội dung kết nối cảm xúc của khách hàng với thương hiệu của bạn.

2.7 Thương hiệu giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Sự trung thành của khách hàng chính là mục đích cuối cùng của việc tiếp thị và quảng cáo. Coca-Cola và Apple là những đại diện tiêu biểu cho câu nói “lòng trung thành vượt qua lý trí”. Nói một cách đơn giản, thương hiệu hoàn toàn có thể thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng theo đúng nghĩa đen.
Lòng trung thành với thương hiệu không liên quan đến giá cả mà nó liên quan đến cách thương hiệu được người tiêu dùng cảm nhận thông qua các hoạt động quảng bá, danh tiếng hay trải nghiệm trước đó.
2.8 Thương hiệu đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh
Sở hữu một thương hiệu mạnh, dễ nhận biết và có bản sắc nhất quán trong tất cả hoạt động tiếp thị sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thâm nhập thị trường, xây dựng uy tín và đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thống nhất để tạo nên sự khác biệt với các đối thủ, mang đến lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy doanh số bán hàng.
2.9 Thương hiệu có thể giữ chân khách hàng
Khi thương hiệu đã được phát triển đến một mức nhất định thì các phương pháp tiếp thị càng dễ tạo ra khách hàng tiềm năng hơn. Thương hiệu góp phần giữ chân khách hàng hiện tại. Thực hiện tốt chiến lược thương hiệu có nghĩa là bạn có thể quản lý trải nghiệm và hành trình của khách hàng, thu hút họ và kích thích tương tác, làm cho họ quay lại với doanh nghiệp.
Thương hiệu mạnh sẽ đưa khách hàng quay lại phễu mua hàng sau lần tương tác đầu tiên với doanh nghiệp.
2.10 Thương hiệu củng cố niềm tin trên thị trường
Thương hiệu mạnh cũng là cách để khơi gợi sự tin cậy của doanh nghiệp trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng. Triển khai chiến lược thương hiệu trong các hoạt động tiếp thị sẽ nâng cao độ uy tín của thương hiệu với khách hàng, lợi thế cạnh tranh và sự công nhận trên thị trường.
Xây dựng thương hiệu kết hợp với tiếp thị nội dung hiệu quả sẽ khiến doanh nghiệp như một chuyên gia trong ngành. Điều này sẽ có lợi ích trong việc tạo niềm tin và sự tin tưởng vào doanh nghiệp trong lòng công chúng.
Sử dụng thương hiệu trong suốt chiến lược tiếp thị cũng là cách tốt nhất để tăng tương quan truyền thông (share of voice) của doanh nghiệp.
Thương hiệu đã trở thành nền tảng cho mọi hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Mọi khía cạnh từ website, hệ thống nhận dạng thương hiệu, sản xuất video hay nhiếp ảnh đều gắn liền với thương hiệu. Mỗi điểm tiếp xúc là một cơ hội để doanh nghiệp gia tăng nhận thức về thương hiệu và cải thiện lòng trung thành của khách hàng. Chính vì vậy bộ phận tiếp thị tại các doanh nghiệp đều hiểu và đánh giá cao tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu mạnh.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần tăng cường hoạt động tiếp thị và xây dựng thương hiệu hãy liên hệ ngay với Adsmo để được tư vấn tận tình.
Xem thêm: