Với mọi doanh nghiệp, dù quy mô lớn hay nhỏ thì đều cần có sự thống nhất giữa thương hiệu và văn hóa. Có như vậy mới tạo ra được nền tảng vững chắc cho mô hình kinh doanh thành công lâu dài. “Văn hóa” và “Thương hiệu” là hai khái niệm tách rời, nhưng khi kết hợp lại, chúng chính là động lực để thúc đẩy lẫn nhau. Vậy văn hóa thương hiệu là gì? Hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao văn hóa thương hiệu được coi là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công của doanh nghiệp.
1. Văn hóa thương hiệu là gì?
Văn hóa thương hiệu (Brand Culture) là văn hóa mà một công ty, tổ chức xây dựng để đưa thương hiệu của mình ra thị trường mạnh mẽ, nhất quán và cạnh tranh. Đó là cách mọi người cùng nhau làm việc để thương hiệu trở nên sống động với khách hàng. Tuy nhiên, văn hóa thương hiệu không chỉ là biểu hiện của chính thương hiệu mà nó còn biểu hiện cho những người làm việc cho thương hiệu bao gồm các quyết định, cách thức làm việc và cách cư xử trong doanh nghiệp của họ.
Văn hóa thương hiệu tốt có nghĩa mọi người đều gắn liền với các giá trị và mục đích để thúc đẩy thương hiệu. Thay vì chỉ coi thương hiệu là một hình ảnh đại chúng và chỉ thể hiện ra bên ngoài với khách hàng. Thì doanh nghiệp cần xây dựng nó từ trong ra ngoài. Điều này có nghĩa là những người góp sức xây dựng doanh nghiệp cũng chính là “đại diện” của thương hiệu.
2. Tầm quan trọng của văn hóa thương hiệu với doanh nghiệp
Doanh nghiệp có văn hóa thương hiệu cân bằng và hiệu quả sẽ:
- Thu hút những người cùng chí hướng cho dù là nhân viên tiềm năng hay khách hàng tiềm năng.
- Phát triển môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp, tạo ra động lực thúc đẩy sự đam mê của mọi người, nỗ lực cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
- Có được những đại sứ thương hiệu tuyệt vời, những người luôn sẵn sàng nâng cao nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp.
- Xây dựng thương hiệu đáng tin và thực sự đại diện cho những gì doanh nghiệp tin tưởng.
2.1 Văn hóa thương hiệu và khách hàng
Trong thời đại kỹ thuật số với tốc độ phát triển thần tốc, đòi hỏi các thương hiệu càng phải minh bạch. Người dùng có thể tìm hiểu và chia sẻ thông tin về doanh nghiệp của bạn với tốc độ cực nhanh. Nếu một doanh nghiệp tuyên bố giá trị thương hiệu của mình nhưng khi tiến hành kinh doanh lại đi ngược lại với những giá trị đó. Thì sẽ nhanh chóng bị người tiêu dùng biết được một cách nhanh chóng. Những thứ đó có thể gây nên thiệt hại rất lớn cho danh tiếng của một thương hiệu.
Khách hàng sử dụng thương hiệu như một cách để thể hiện bản thân. Các thương hiệu được lựa chọn sẽ gắn chặt với ý thức bản thân người tiêu dùng. Họ luôn mong muốn các thương hiệu trung thực và thực hiện đúng lời hứa.
Chính vì vậy, khách hàng chính là một phần của văn hóa thương hiệu. Không có sự khác biệt giữa hình ảnh bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Người tiêu dùng muốn doanh nghiệp kể chuyện để kết nối và cam kết một cách thật lòng.
2.2 Văn hóa thương hiệu và nội bộ doanh nghiệp
Văn hóa thương hiệu phát triển tốt vô cùng có lợi cho doanh nghiệp. Nếu tất cả nhân viên đều cùng tin vào một giá trị và phấn đấu để đạt cùng một mục tiêu. Thì việc xây dựng thương hiệu mạnh sẽ đạt được thành công một cách tự nhiên.
Đội ngũ nhân lực theo dõi và thấu hiểu được thông điệp thương hiệu sẽ luôn có thêm động lực để giúp doanh nghiệp đạt được thành công. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể nuôi dưỡng một môi trường truyền đạt thương hiệu của mình ra bên ngoài một cách hiệu quả. Từ đó các khía cạnh như dịch vụ khách hàng, chiến lược thương hiệu và chiến thuật thương hiệu đều được giải quyết dễ dàng.
Không chỉ vậy, khi doanh nghiệp đã có thể chia sẻ các giá trị và mục đích chung, việc tạo ra trải nghiệm thương hiệu nhất quán cho khách hàng cũng không còn quá khó khăn nữa.
3. 6 bước xây dựng văn hóa thương hiệu “không thể phá vỡ”
Tạo ra một văn hóa thương hiệu không hề dễ dàng. Nó bao gồm rất nhiều công việc khác nhau trong thời gian dài nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ kiên nhẫn để tạo ra một văn hóa thương hiệu có thể chịu được mọi thách thức của thời gian, đặc biệt trong thị trường kinh doanh có thể thay đổi bất cứ lúc nào hiện nay.
Dưới đây là 6 bước xây dựng văn hóa thương hiệu vững chắc nhất mà doanh nghiệp bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Define – Xác định (Thương hiệu của bạn)
Thương hiệu là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Ý thức mạnh mẽ về thương hiệu sẽ khiến nhân viên cảm thấy tự hào. Đồng thời tạo ra sự hiện diện mạnh mẽ trong mắt cả nhân viên và khách hàng tiềm năng.
Thương hiệu là những gì bạn đại diện và những gì bạn có thể cung cấp cho người tiêu dùng. Để thương hiệu thành công thì nó phải duy nhất. Điều gì làm cho doanh nghiệp bạn trở nên đặc biệt? Điều gì khiến bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Hãy xác định và làm chủ những vấn đề này.
Bước 2: Write – Viết (Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của bạn)
Khi bạn đã xác định được thương hiệu của mình, hãy viết ra sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp. Chúng phải phù hợp với thương hiệu và trở thành những điều mà nhân viên sẽ căn cứ vào đó để làm việc. Doanh nghiệp phát triển các giá trị này sẽ nhận được sự hào lòng của khách hàng và nhân viên, gia tăng doanh thu.
Lưu ý, giá trị của doanh nghiệp phải có tính cam kết để đạt được hiệu quả cao nhất.
Bước 3: Create – Tạo nên (Nhận diện thương hiệu của bạn)
Bằng thương hiệu, sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị, doanh nghiệp sẽ tạo ra bộ nhận diện thương hiệu. Đây chính là cách để doanh nghiệp bạn được giới thiệu trước công chúng. Nó là những tuyên bố trực quan (cách phối màu, thiết kế, khẩu hiệu,…) thể hiện sản phẩm/ dịch vụ, nhân viên và triết lý tổng thể của doanh nghiệp.
Bộ nhận diện thương hiệu phải miêu tả rõ ràng và chính xác mọi thứ đã được tạo ra trước đó bao gồm cả sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị thương hiệu.
Bước 4: Educate – Giáo dục (Nhân viên của bạn)
Tính cách và đặc điểm của một nhân viên có ảnh hưởng to lớn đến văn hóa thương hiệu. Nhân viên là những người ủng hộ lớn nhất cho thương hiệu. Việc xây dựng văn hóa sôi động sẽ thúc đẩy nhân viên phát triển và nhân cách hóa thương hiệu theo cách tích cực.
Chính vì vậy, mỗi nhân viên cần được giáo dục, cũng như hiểu đầy đủ sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị của doanh nghiệp. Không chỉ ghi nhớ mà họ phải hiểu tại sao điều này lại tồn tại và ý nghĩa của nó với doanh nghiệp, nhân viên và công chúng. Để thực sự xây dựng được văn hóa thương hiệu mà bạn mong muốn, những giá trị này phải ăn sâu vào từng nhân viên và được thể hiện rõ trong công việc hàng ngày của họ.
Bước 5: Hire – Tuyển dụng (Khách hàng tiềm năng phù hợp nhất)
Ngoài những nhân viên đang có, doanh nghiệp cũng cần tuyển dụng các nhân viên mới phù hợp với văn hóa thương hiệu. Chia sẻ các giá trị của doanh nghiệp là điều quan trọng để xây dựng một thương hiệu chân thành. Doanh nghiệp bạn có coi trọng sự hợp tác giữa các phòng ban hay không? Doanh nghiệp bạn có văn hóa thương hiệu, nơi mà sự khuyến khích và sự công nhận chính là động lực?
Việc tuyển dụng nhân tài hàng đầu cũng góp phần giữ chân nhân viên, tăng doanh thu và năng suất. Theo nghiên cứu của Đại học Columbia, sự hài lòng trong công việc nhân viên bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự hài lòng với văn hóa nơi làm việc hay không?
Bước 6: Tell – Kể chuyện (Câu chuyện của bạn)
Sau khi doanh nghiệp đã xác định được thương hiệu, nhận diện thương hiệu và nhân viên phù hợp. Đây chính là lúc để giới thiệu thương hiệu và văn hóa thương hiệu với công chúng. Cách tốt nhất để làm điều này là gì? Đó chính là kể chuyện.
Một câu chuyện hấp dẫn sẽ thu hút khách hàng và khơi gợi cảm xúc của họ. Nếu không có câu chuyện thương hiệu, doanh nghiệp sẽ không thể thu hút sự chú ý của khách hàng hoặc tác động đến khách hàng khi họ đang cân nhắc có nên mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn hay không?
Hãy kể câu chuyện với tất cả những gì bạn đã xây dựng, một câu chuyện thu hút và thuyết phục người tiêu dùng rằng họ không thể sống thiếu sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
Văn hóa thương hiệu thể hiện trực tiếp trên sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cũng như cách doanh nghiệp tương tác với khách hàng. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa thương hiệu cũng cần một chiến lược chi tiết và phù hợp. Để xây dựng văn hóa thương hiệu bền vững, hãy liên hệ ngay với Adsmo đã được hỗ trợ tốt nhất.
Xem thêm: