Doanh nghiệp muốn lên chiến lược xây dựng thương hiệu không thể bỏ qua giai đoạn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Hệ thống nhận diện thương diện đồng bộ, nhất quán là yếu tố sống còn với mọi doanh nghiệp. Vậy quy trình chuẩn để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu gì? Hãy cùng Adsmo tìm hiểu.
1. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu là “bộ mặt” của thương hiệu. Như đã biết, thương hiệu là khái niệm mang tính triết học và cảm xúc. Trong khi, bộ nhận diện thương hiệu là phần hình ảnh của thương hiệu, đại diện cho những ý tưởng lớn và sâu sắc hơn đó.
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là quá trình thực tế để tạo ra logo, bảng màu, kiểu chữ,…. Quá trình này được thực hiện bằng cách tạo ra một thông điệp gắn kết các giá trị độc đáo của doanh nghiệp. Nếu được thực hiện đúng cách, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu sẽ tạo được tiếng vang với khách hàng và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Các doanh nghiệp hàng đầu thế giới đều thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Như Apple gắn kết chặt chẽ hình ảnh quả táo cắn dở vào tất cả sản phẩm của hãng. Hay bản sắc của Nike được truyền tải trong một dấu Swoosh.
3 yếu tố cần chú ý khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là:
- Văn hóa và giá trị thương hiệu
- Vị thế thương hiệu trên thị trường
- Các thành phần trực quan của thương hiệu, bao gồm cả logo
2. Bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ cần thiết kế những gì?
Bộ nhận diện thương hiệu không quy định số lượng các tài sản. Tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô, mục tiêu mà doanh nghiệp có thể chú trọng thành phần này hơn hoặc không cần đến thành phần kia.
Dưới đây là các tài sản quan trọng nhất mà doanh nghiệp nào cũng cần khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu:
2.1 Logo
Thiết kế logo là nền tảng trong nhận diện thương hiệu. Khi thiết kế logo cần chú ý:
- Phải truyền tải đúng thông điệp, tinh thần và cá tính của thương hiệu
- Hình ảnh hấp dẫn, đơn giản, trực quan, sạch sẽ, dễ nhớ và có thể sử dụng trong một “chặng đường dài”
- Tạo được ấn tượng lâu dài cho người tiêu dùng
- Thiết kế “độc nhất vô nhị”, tránh sao chép
- Màu sắc phối hợp hài hòa, không cầu kỳ nhưng vẫn đủ ấn tượng, sang trọng
- Tính linh hoạt cao, dễ điều chỉnh kích thước và in ấn trên mọi chất liệu
Doanh nghiệp nên thiết kế thêm các phiên bản logo khác như phiên bản đen trắng, nhiều kích cỡ khác nhau.
2.2 Website
Trang web là một trong những khía cạnh tiêu biểu nhất trong bộ nhận diện thương hiệu, đặc biệt với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hoặc thiết kế các sản phẩm Digital. Ngày nay, khách hàng đều có xu hướng tìm hiểu website của doanh nghiệp trước khi đưa ra mua hàng. Website là nơi cuối cùng khách hàng tương tác với doanh nghiệp sau khi đã tìm hiểu và trước khi ra quyết định. Đồng thời, đây cũng là nơi mà nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp phát huy hết tác dụng. Chính vì vậy, đây là thành phần vô cùng quan trọng làm nên sự thành công của một thương hiệu.
2.3 Bao bì sản phẩm
Trên các kệ hàng truyền thống trong cửa hàng tạp hóa, siêu thị, giữa vô vàn các thương hiệu cạnh tranh, bao bì sản phẩm chính là chìa khóa để thu hút khách hàng. Hay kể cả các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, sau khi gửi hàng cho khách, thiết kế bao bì đẹp sẽ khiến khách hàng ấn tượng và nhớ đến thương hiệu lâu hơn. Thiết kế bao bì sản phẩm đẹp mắt, ấn tượng sẽ cải thiện trải nghiệm, thúc đẩy lòng trung thành và hành động mua lại nhiều lần.
2.4 Danh thiếp
Doanh nghiệp phát triển kinh doanh sẽ cần đến danh thiếp. Danh thiếp thiết kế chuyên nghiệp sẽ mang đến cho doanh nghiệp cơ hội củng cố hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng tiềm năng. Khi thiết kế danh thiếp, doanh nghiệp cần chú trọng sự đơn giản, một mặt là logo doanh nghiệp, một mặt là thông tin cá nhân là đủ.
2.5 Thiết kế Email
Email là phương tiện tuyệt vời thu hút khách hàng và thúc đẩy kinh doanh. Tình trạng spam hộp thư không còn xa lạ, khách hàng ngày càng xu hướng bỏ qua các email quảng cáo. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có một chiến lược thiết kế email tốt để tạo ra sự khác biệt. Tiêu đề thư, hình ảnh, nội dung, bố cục, call-to-action là những yếu tố quan trọng để thiết kế được một email chuyên nghiệp, hiệu quả cao.
2.6 Brand style guide
Để đảm bảo bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng đúng cách, doanh nghiệp cần tạo ra một bản Brand style guide (Bản hướng dẫn phong cách thương hiệu). Nội dung tài liệu bao gồm chi tiết phác thảo, thời điểm và cách sử dụng của logo, màu sắc, font chữ, hình ảnh, tone giọng,… Đảm bảo tất cả bất cứ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu nào cũng phù hợp với tính cách của thương hiệu và tạo ra nhận thức đúng đắn cho người tiêu dùng.
3. Quy trình 5 bước thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
3.1 Nghiên cứu thị trường, tuyên bố giá trị và sự cạnh tranh
Cũng giống như bất cứ nhiệm vụ khác, bước đầu tiên khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chính là nghiên cứu thị trường. Trong bước này, bạn cần làm rõ 5 vấn đề sau:
- Đối tượng
Mỗi đối tượng khác nhau thì mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến cũng khác nhau. Nhu cầu của lứa tuổi vị thành niên hoàn toàn khác với nhu cầu của sinh viên đại học. Tìm hiểu những gì khách hàng muốn đối với một doanh nghiệp trong lĩnh vực của bạn. Đây là điều quan trọng để tạo nên một thương hiệu mà mọi người yêu thích.
- Tuyên bố giá trị và sự cạnh tranh
Điều gì làm cho doanh nghiệp bạn trở nên “duy nhất” trong ngành? Điều gì mà bạn có thể cung cấp cho người tiêu dùng mà người khác không thể? Biết được sự khác biệt giữa doanh nghiệp bạn với đối thủ cạnh tranh là điều cấp thiết để phát triển thương hiệu thành công. Phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp biết được kỹ thuật xây dựng thương hiệu nào hoạt động tốt hay không.
- Sứ mệnh
Bạn phải biết doanh nghiệp của mình cung cấp những gì. Hãy đảm bảo doanh nghiệp có tuyên bố sứ mệnh rõ ràng, mô tả tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp. Nói cách khác, doanh nghiệp phải biết mục đích kinh doanh của mình. Bạn sẽ không thể tạo ra cá tính riêng cho một doanh nghiệp nếu bạn không biết doanh nghiệp về cái gì.
- Tính cách
Thể hiện cá tính của thương hiệu là việc làm quan trọng. Doanh nghiệp sử dụng kiểu, màu sắc và hình ảnh để thể hiện thương hiệu là ai. Sau đó nâng cao hình ảnh bằng giọng nói thương hiệu. Dù bằng cách nào hãy cố gắng phát triển tính cách thương hiệu đại diện cho doanh nghiệp.
- Phân tích SWOT
Phân tích SWOT để hiểu rõ hơn về thương hiệu và tìm được những đặc điểm mà bạn muốn khắc họa cho thương hiệu.
– Strengths: Điểm mạnh của doanh nghiệp mang lại lợi thế so với đối thủ
– Weaknesses: Điểm yếu gây bất lợi cho doanh nghiệp
– Opportunities: Những thay đổi và xu hướng trong ngành mang lại cơ hội cho doanh nghiệp
– Threats: Các yếu tố trong môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp
3.2 Thiết kế logo và template
Theo cách nói của nhà thiết kế đồ họa Paul Rand “Design is the silent ambassador of your brand” (Thiết kế là đại sứ thầm lặng cho thương hiệu). Đây là những điều mà doanh nghiệp cần lưu ý:
- Logo
Logo là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu. Nó là phần dễ nhận biết nhất của thương hiệu. Logo xuất hiện trên mọi thứ từ website, danh thiếp cho đến quảng cáo trực tuyến.
- Màu sắc
Màu sắc của logo cũng tuân theo quy tắc đơn giản. Doanh nghiệp nên sử dụng màu sắc đơn giản nhưng vẫn tạo sự chú ý và thoải mái. Màu sắc phải kết hợp để kể một câu chuyện hoàn chỉnh. Màu sắc giúp bộ nhận diện thương hiệu có thể nhận biết ở bất cứ kích thước nào.
- Template
Bạn có thể gửi email hoặc gửi danh thiếp cho khách hàng tiềm năng. Tạo Template sẽ cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn thống nhất, đáng tin cậy và chuyên nghiệp.
- Sự nhất quán
Tính nhất quán có thể xây dựng hoặc phá vỡ nhận diện thương hiệu. Sử dụng các template đã lựa chọn trong tất cả các khía cạnh để tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu hài hòa.
- Linh hoạt
Tính linh hoạt cho phép doanh nghiệp điều chỉnh chiến dịch quảng cáo, slogan và hiện đại hóa nhận diện thương hiệu tổng thể của mình để khách hàng tiềm năng luôn quan tâm. Tuy vậy, bất cứ thay đổi nào cũng vẫn phải có sự nhất quán trong toàn bộ hệ thống.
3.3 Ngôn ngữ viết, quảng cáo và truyền thông xã hội
Bây giờ là lúc bạn thể hiện thương hiệu của mình ra thế giới bên ngoài.
- Ngôn ngữ
Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tính cách thương hiệu, chuyên nghiệp hoặc thoải mái. Ngôn ngữ bạn sử dụng phải tích hợp trên tất cả hoạt động kinh doanh. Điều quan trọng là bạn phải tạo ra giọng điệu phù hợp với tính cách thương hiệu.
- Kết nối và cảm xúc
Câu chuyện thương hiệu sẽ khiến khách hàng có cảm xúc và thực hiện hành động. Bộ nhận diện thương hiệu mạnh có thể thiết lập mối liên hệ cảm xúc với người tiêu dùng. Đây chính là nền tảng vững chắc để xây dựng mối quan hệ lâu dài với thương hiệu.
- Quảng cáo
Thiết kế quảng cáo dù là quảng cáo truyền thống hay kỹ thuật số là cách hiệu quả nhất để giới thiệu thương hiệu với cộng đồng. Đó là cách để khách hàng mục tiêu nhìn thấy và nghe thấy thông điệp của thương hiệu của bạn.
- Social Media
Một cách tuyệt vời khác để thiết lập kết nối với người tiêu dùng là thông qua mạng xã hội. Rất nhiều nền tảng trên internet cung cấp các công cụ cho phép doanh nghiệp sử dụng để thể hiện bộ nhận diện thương hiệu. Social Media Marketing rất quan trọng để giao tiếp trực tiếp với khách hàng và tạo dựng mối quan hệ cho thương hiệu.
3.4 Những lưu ý cần tránh
Với quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, thế nhưng bạn sẽ gặp thất bại nếu không tránh những lưu ý sau:
- Đừng cung cấp cho khách hàng những thông điệp không rõ ràng
Nếu doanh nghiệp muốn truyền tải điều gì hãy sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh thích hợp để nói về những điều đó. Dù nó có ý nghĩa với bạn nhưng không đồng nghĩa là nó có ý nghĩa với khách hàng.
- Đừng sao chép đối thủ cạnh tranh
Đừng sao chép các đối thủ cạnh tranh, hãy phân tích những gì họ làm và đặt dấu ấn riêng của mình vào đó, điều này sẽ giúp doanh nghiệp bạn nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh của mình.
- Đừng đánh mất sự nhất quán giữ trực tuyến và ngoại tuyến
Tài liệu quảng cáo vật lý có thể hơi khác so với quảng cáo trực tuyến. Nhưng màu sắc, kiểu, chủ đề và thông điệp phải nhất quán.
3.5 Giám sát thương hiệu để duy trì bản sắc thương hiệu
Như các khía cạnh khác của hoạt động tiếp thị, sẽ rất khó để doanh nghiệp đi đúng hướng nếu không thường xuyên theo dõi các chỉ số hiệu suất. Sử dụng Google Analytics, survey, comment, thảo luận trên mạng xã hội,… để theo dõi thương hiệu và hiểu cách mọi người nói, tương tác của bạn. Điều này sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, có các thay đổi kịp thời và cải thiện nhận diện thương hiệu.
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là một trong những khoản đầu tư đáng giá nhất. Nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp nâng cao mọi thứ từ sự trung thành của khách hàng cho đến lợi nhuận tài chính.
Hãy dành thời gian để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu thu hút, nhất quán và chuyên nghiệp để đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới. Mọi thắc mắc hãy liên hệ với Adsmo để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất.
Xem thêm: