Digital marketing là gì? Kiến thức căn bản Digital Marketer cần nắm vững để thực thi chiến lược tiếp thị số hóa hiệu quả cho doanh nghiệp.
1. Thế nào là Digital Marketing?
Thuật ngữ Digital Marketing xuất hiện ngày càng thông dụng, được nhiều doanh nghiệp ứng dụng trong hoạt động kinh doanh nhằm kết nối được khác hàng mục tiêu ở đúng nơi, đúng thời điểm. Vậy Digital Marketing là gì? Hãy cùng ADSMO bỏ ra vài phút để tìm hiểu về Digital Marketing, những công việc mà một Digital Marketer phải làm nhé.
Digital Marketing là từ ghép của hai từ “Digital” và “Marketing”. Vì vậy để hiểu chuyên sâu về Digital Marketing, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ “Digital” và “Marketing” là gì.
1.1 Trước tiên cần hiểu Marketing là gì?
Marketing thuật ngữ rất rộng, rất khó để đưa ra định nghĩa chính xác nhất. Tuy nhiên, hiện nay định nghĩa chuẩn nhất, phổ biến nhất về Marketing được ngài Philip Kotler – cha đẻ của ngành Marketing hiện đại định nghĩa như sau:
“Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”.
Dưới góc độ là doanh nghiệp, Marketing là quá trình mà doanh nghiệp tìm kiếm, khám phá những mong muốn của khách hàng để từ đó thỏa mãn nhu cầu của họ thông qua hoạt động trao đổi nhằm mục đích để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Cũng theo ông, tương lai Marketing ngày càng mang tính kỹ thuật hơn, luôn vận động và phát triển để phù hợp với nhu cầu của xã hội, con người. Các marketer có xu hướng sử dụng phương thức kỹ thuật số để thực hiện hoạt động tiếp thị. Thông qua đó, các chuyên gia tiếp thị có thể thấy được tiến độ, đánh giá được hiệu quả của các hoạt động Marketing diễn ra trong doanh nghiệp tại từng thời điểm.
1.2 Tiếp theo nên hiểu Digital nghĩa là gì?
Digital hiểu đơn giản thuần Việt là kỹ thuật số, công nghệ số, số hóa. Trong thời đại 4.0 ngày nay, Digital tạo nên cuộc cách mạng công nghệ mới trong xã hội. Digital là bước chuyển mình đầy táo bạo giúp hoạt động kinh doanh được phát triển toàn diện, phù hợp với xu thế chung của toàn cầu. Từ những hoạt động kinh doanh truyền thống, Digital đã kết nối doanh nghiệp và khách hàng nhanh chóng và đơn giản hơn. Con người sử dụng các phương tiện kỹ thuật số để truyền tải thông tin, nội dung đến người dùng, thu hút khách hàng tiềm năng nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng. Ngày nay, Digital Media xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống hiện đại, từ các hoạt động giải trí như game, social hay các nội dung trên Internet.
Qua các định nghĩa Marketing và Digital, chúng ta có thể hiểu đơn giản Digital Marketing là các hoạt động quảng bá, tiếp thị, truyền tải thông điệp của bạn đến khách hàng nhằm giữ chân khách hàng, người dùng trên nền tảng kỹ thuật số. Nền tảng không phụ thuộc vào người dùng có trực tuyến hay không. Tiếp thị số chú trọng đến các phương tiện kỹ thuật; tiếp cận được khách hàng trong môi trường kỹ thuật số; sự tương tác của khách hàng trên nền tảng số hóa. Cụ thể các nền tảng số như Email, SMS, Mạng xã hội, công nghệ AR, web TV, telesale, marketing online, quảng cáo Digital…
2. Vai trò của Digital Marketing đối với doanh nghiệp trong kỷ nguyên số
2.1 Tối ưu chi phí hiệu quả, tiết kiệm ngân sách
Doanh nghiệp không phải mất chi phi mở cửa hàng truyền thống, thuê mặt bằng, kiot hay chi phí quảng cáo truyền thống bằng tờ rơi, biển hiệu, gọi điện tạp chí… Thời đại 4.0, khách hàng đã thay đổi hành vi tiêu dùng, từ việc đến cửa hàng truyền thống thì họ đã đặt hàng online trên các website bán hàng, mua hàng trên các sàn thương mại điện tử. Từ đọc báo, tạp chí bằng giấy thì họ chuyển sang đọc báo điện tử. Các hình thức marketing truyền thống cũ sẽ làm doanh nghiệp tốn nhiều chi phí, thường được các công ty lớn, có tiềm lực thực hiện. Digital Marketing thích hợp cho mọi doanh nghiệp, từ nhỏ, vừa đến lớn.
2.2 Mở rộng thị trường, hướng đến khách hàng tiềm năng dễ dàng
Digital Marketing giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp thị khách hàng dễ dàng hơn, không có rào cản, tiếp thị được ở bất kỳ đâu, thời gian, đối tượng khách hàng, giúp khách hàng giảm bớt quy trình mua hàng. Khách hàng có thể tìm hiểu về giá cả, hình ảnh sản phẩm, thanh toán mà không cần phải đến trực tiếp cửa hàng. Có thể nói, Marketing kỹ thuật số đã xóa nhòa khoảng cách địa lý, biên giới lãnh thổ, mở rộng thị trường đến toàn cầu.
2.3 Đo lường thông tin, xác định tính hiệu quả hơn
Digital Marketing sẽ thống kê, đo lường các dữ liệu cụ thể bằng các công cụ để marketer có hướng đi, điều chỉnh chiến lược marketing hợp lý nhất. Tìm hiểu, đánh giá về hành vi tiêu dùng, xác định nhu cầu, giới tính, thói quen, truy cập bằng hình thức nào, thời gian truy cập trong bao lâu, nội dung người dùng đọc trên website…
2.4 Thúc đẩy nhận diện thương hiệu
Dễ dàng nhận thấy, Marketing số là cánh tay đắc lực để doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu đối với khách hàng, người dùng. Tiếp thị số đã từng bước chạm đến cuộc sống của khách hàng giúp tăng nhận thức về thương hiệu doanh nghiệp, tạo ấn tượng vững chắc trong tâm trí khách hàng. Các hoạt động quảng bá, truyền thông trên tivi, điện thoại, Internet góp phần phủ rộng thương hiệu doanh nghiệp, PR miễn phí, tạo hiệu ứng đám đông khiến, tăng thiện cảm cho thương hiệu.
3. Các hình thức của Digital Marketing
Nếu bạn yêu thích Digital Marketing và muồn làm về tiếp thị số thì bạn cần nắm vững, phân biệt được các hình thức Digital Marketing đang có, mục đích, công dụng và các kênh mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Vậy Digital Marketing bao gồm những gì?
3.1 SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc xây dựng và phát triển website, blog, landing page của doanh nghiệp thường gắn liền với hoạt động SEO. Đây là phương thức tối ưu chi phí giúp doanh nghiệp xuất hiện tự nhiên nhất trong tầm mắt khách hàng thông qua việc tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. SEO là hình thức Marketing kỹ thuật số mang tính hiệu quả dài hạn cho doanh nghiệp.
3.2 SEM (Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm)
Cũng giống như SEO, SEM là hình thức Digital Marketing dựa trên từ khóa tìm kiếm thông qua các công cụ tìm kiếm nhưng tốn phí. Với hình thức này, doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong Top tìm kiếm, nhanh chóng xuất hiện và tiếp cận với khách hàng. Ngoài ra, SEM dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng nên tỷ lệ chuyển đổi thường cao hơn các loại hình khác.
3.3 Content Marketing (Tiếp thị nội dung)
Tiếp thị nội dung là hình thức cung cấp thông tin, truyền tải nội dung có giá trị để tăng nhận thức về thương hiệu, tăng lượng tương tác truy cập website, blog, giữ chân khách hàng khi đã, đang lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Content Marketing là nền tảng để doanh nghiệp triển khai các kênh Digital Marketing như SEO, Email, Social…
3.4 Social Media Marketing (Tiếp thị truyền thông trên mạng xã hội)
Với lượng người dùng khổng lồ trên toàn cầu, mạng xã hội trở thành công cụ Digital Marketing vô cùng hiệu quả. Doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, thiết lập niềm tin, tạo tính viral, nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua các kênh social media như Facebook, Twitter, Linkedin, Instagram, Pinterest, Tiktok, Tumblr…
3.5 Tiếp thị Hiệu suất Kỹ thuật số
Digital performance là phương thức theo đuổi hiệu suất tối đa, hướng tới việc tối ưu chuyển đổi thông qua kết hợp các nền tảng trả phí như Social network, Adwords… Mục tiêu chính của performance digital là tối đa lượng lead/order và tối ưu chi phí trên lead/order dựa trên sự điều chỉnh tỷ trọng ngân sách cho các kênh quảng cáo. Digital performance phục vụ cho các hoạt động bán hàng, branding, comunication… nhằm tối ưu chi phí.
3.6 Thư điện tử quảng cáo
Là platform trong marketing hiệu quả nhất về chi phí, không làm tốn nguồn lực của doanh nghiệp. Email được gửi tự động hàng loạt đến khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, nâng cao tỷ kệ chuyển đổi lead thành khách hàng thực tế hơn so với gửi thư truyền thống. Bằng cách cung cấp thông tin, giá trị hữu ích thường xuyên, bạn có thể xây dựng lòng tin, để từ đó chuyển đổi thành khách hàng.
3.7 Inbound Marketing
Inbound marketing là phương thức tiếp thị hiệu quả trong kinh doanh trực tuyến, có sự kết hợp của 6 hình thức tiếp thị số ở trên để mang đến cơ hội chuyển đổi tối ưu. Bằng việc sản xuất những nội dung mang tính cá nhân cao thỏa mãn nhu cầu khách hàng nhằm hướng họ đến thương hiệu một cách tự nhiên nhất. Sau đó tiến tới chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng, chốt sale.
4. Nghề Digital Marketing là gì? Chân dung của Digital Marketer
Digital marketing hiện là ngành nghề hấp dẫn trong thời đại số hóa. Với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ và mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tăng cao mà nhu cầu tuyển dụng digital marketer cũng tăng theo. Do vậy, ngành học Digital Business ra đời được là một giải pháp đáp ứng thị nhu cầu tuyển dụng digital marketer đang thiếu hụt nhân sự.
Tại Việt Nam, Digital agency là loại hình phổ biến nhất, giúp doanh nghiệp củng cố, lan tỏa thương hiệu, tạo điều kiện tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh chóng trên nền tảng kỹ thuật số. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ yêu thích Digital Marketing. Hiện nay, digital marketer không nhất định phải học đúng chuyên ngành Marketing mà vẫn có thể học Digital Marketing qua môi trường làm việc, các trung tâm đào tạo chuyên sâu Marketing. Ngoài ra, digital marketing không quá đòi hỏi cao về kỹ thuật nhưng sẽ là lợi thế nếu bạn biết về coding. Nếu không am hiểu về lập trình thì các marketer cần nắm rõ được những kiến thức và những thuật ngữ trong Digital marketing như Affiliate, Advertiser, Adwords, CTR, CPA, CPC, CPM, CPD…
Tùy thuộc vào khả năng mà bạn bắt đầu từ vị trí đơn giản như copywriter, nhân viên SEO, nhân viên đồ họa, web designer đến các vị trí đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ năng cao như digital marketing specialist, digital marketing strategist hay digital marketing manager. Có thể nói, digital marketing là nghề có sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật, sự kiên nhẫn, khả năng nắm bắt hiểu biết về xu hướng phát triển thế giới kỹ thuật. Từ đó tạo nên hoạt động marketing hiệu quả chạm đến trái tim khách hàng.
5. Khác biệt giữa Marketing Digital và Marketing online
Digital Marketing không phải Marketing Online. Marketing Online là một phần của Digital Marketing, phát triển và gắn liền với công nghệ, bắt buộc người dùng phải sử dụng Internet trực tuyến. Mục đích của Marketing Oline là tăng cường chuyển đổi (conversion, bán hàng, đăng ký, tương tác của khách hàng), đẩy mạnh hoạt động bán hàng, thanh toán, tạo doanh số. Còn Digital Marketing thì không cần người dùng phải truy cập Internet, online, mục đích để tăng cường nhận diện hương hiệu.
Ví dụ cụ thể bạn có thể thấy rõ sự khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing online là doanh nghiệp sử dụng hình thức hiển thị banner trên các biển quảng cáo điện tử tại các toà nhà, gửi SMS giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Dù khách hàng không online nhưng họ vẫn nhận được thông điệp, nội dung mà bạn truyền tải đến.
Qua nội dung bài viết, ADSMO hy vọng bạn đọc phần nào nắm được kiến thức cơ bản về Digital Marketing, hoạt động tiếp thị số hóa trong doanh nghiệp. Để hiểu sâu về tiếp thị số cũng như thực hiện các chiến lược Digital Marketing hiệu quả, hãy liên hệ ngay với ADSMO để nhận ngay tư vấn nhé.
Xem thêm: