Di sản thương hiệu là khía cạnh ngày càng được quan tâm trong vài năm trở lại đây. Mặc dù các yếu tố trong bộ nhận diện như màu sắc, phông chữ, logo,… giúp thương hiệu dễ nhận biết nhưng không thực sự mang đến sự gắn kết tình cảm với khách hàng. Di sản thương hiệu chính là chìa khóa để khơi gợi cảm xúc và dành được lòng trung thành của khách hàng. Trong bài viết này hãy cùng ADSMO tìm hiểu di sản thương hiệu là gì và vì sao nó lại quan trọng trong xây dựng thương hiệu.
1. Định nghĩa di sản thương hiệu là gì?
Di sản thương hiệu là lịch sử của một thương hiệu, nó làm nổi bật thời gian hoạt động, hành trình thương hiệu, các giá trị, triết lý và danh tiếng mà thương hiệu đã gây dựng được trong suốt chặng đường hình thành và phát triển. (Theo Brand Master Academy)
Di sản của doanh nghiệp chính là những giá trị được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác đã được định hình trong tâm trí của mọi người. Do đó, di sản thương hiệu mang đến sự tin tưởng và kết nối cảm xúc với khách hàng, cũng như những lợi thế mà các đối thủ cạnh tranh khác không làm được.
2. Tầm quan trọng của di sản thương hiệu là gì?
Mỗi năm lại có không ít doanh nghiệp mới thành lập, trong thị trường đầy cạnh tranh như vậy, di sản thương hiệu cũng trở nên quan trọng hơn. Đặc biệt với các thương hiệu mới, đây cũng là chìa khóa để xây dựng lòng tin từ khách hàng.
Di sản thương hiệu sở hữu sức mạnh to lớn với mọi chiến dịch tiếp thị thành công, đó chính là khả năng kết nối cảm xúc với khách hàng, tạo ra những trải nghiệm mạnh mẽ về cảm xúc, thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp với khách hàng.
Với tốc độ phát triển “chóng mặt” của xã hội, câu chuyện về di sản thương hiệu đã cung cấp cho khách hàng liên kết hữu hình với quá khứ.
3. Ví dụ điển hình về di sản thương hiệu
Một trong những ví dụ điển hình nhất về di sản thương hiệu chính là Hermes. Hermes là thương hiệu thời trang cao cấp lâu đời nhất của Pháp. Ngay từ thuở “sơ khai”, hãng đã có ý thức sâu sắc về lịch sử và truyền thống. Kể từ năm 1837 khi Thierry Hermes thành lập thương hiệu, đến nay, Hermes vẫn thuộc sở hữu của gia tộc được lưu truyền qua 5 thế hệ.
Không chỉ bán những món đồ thời trang xa xỉ mà Hermes còn bán sự uy tín và tính “độc quyền”. Đến nay, thương hiệu này vẫn là huyền thoại về chất lượng trong làng thời trang. Từ ban đầu chỉ là một xưởng khai thác đơn sơ cho đến khi trở thành địa chỉ túi xa xỉ số 1 châu Âu, Hermes vẫn duy trì được bản sắc thủ công của mình.
4. Làm thế nào để xây dựng di sản thương hiệu?
4.1 Bước 1: Làm rõ về giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu chính là cam kết về tính toàn vẹn của thương hiệu, về những gì thương hiệu giữ vững trong suốt quá trình hoạt động của mình.
Các tuyên bố về giá trị thương hiệu nêu rõ những thứ quan trọng với doanh nghiệp bao gồm các khía cạnh chất lượng, dịch vụ, sự đổi mới hay cách tương tác với khách hàng và đối tác.
4.2 Bước 2: Xây dựng triết lý thương hiệu
Triết lý thương hiệu là điểm khác biệt nổi bật của mỗi thương hiệu, thứ mà không ai có thể bắt chước được. Nó là phương châm hành động để doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu đề ra.
Mỗi doanh nghiệp lại có những cách riêng để thể hiện triết lý thương hiệu nhưng tựu chung đều phải khiến mọi người thấy được đặc trưng nổi bật cũng như sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh khác.
4.3 Bước 3: Khẳng định truyền thống và lịch sử của thương hiệu
Truyền thống là tài sản vô giá của thương hiệu. Không phải mọi thương hiệu đều có 100 năm hoạt động để đưa vào di sản. Những doanh nghiệp mới có thể liên hệ với phong tục văn hóa hoặc liên kết với một thời điểm, sự kiện cụ thể của xã hội, ví dụ như các cuộc cách mạng công nghiệp.
4.4 Bước 4: Phát triển câu chuyện thương hiệu
Brand Storytelling không nhất thiết phải nói về thương hiệu, có thể là một câu chuyện từ thương hiệu, ví dụ như hành trình của khách hàng.
Câu chuyện thương hiệu là câu chuyện về tại sao doanh nghiệp tồn tại, cách mà sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn, giúp trả lời câu hỏi “tại sao doanh nghiệp lại quan trọng”.
Câu chuyện thương hiệu phải dựa trên tính xác thực, sự phù hợp và giá trị nhân văn. Doanh nghiệp phải xác định được đối tượng mục tiêu trước khi tạo ra thông điệp phù hợp.
4.5 Bước 5: Xây dựng di sản thương hiệu
Khi bạn đã có “gốc rễ” của thương hiệu và sự liên kết của thương hiệu với di sản, thì bạn cần phải tạo ra di sản đó thông qua thông điệp và truyền thông thương hiệu như:
- Sử dụng hình ảnh để mô tả lịch sử thương hiệu sống động hơn
- Chia sẻ các nội dung liên quan lên mạng xã hội
- Quảng cáo các sự kiện liên quan đến truyền thống thương hiệu
- Kể câu chuyện về lịch sử thương hiệu đáng tự hào
- Làm video để nhấn mạnh sự liên kết giữa di sản và thương hiệu
Thông qua việc nhấn mạnh những giá trị truyền thống kết hợp với thiết kế sáng tạo thương hiệu của bạn sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và mang đến cho họ trải nghiệm mua sắm hài lòng nhất. Để nhận tư vấn chi tiết về dịch vụ chiến lược thương hiệu, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với ADSMO.
Xem thêm: