Nhu cầu và hành vi của khách hàng luôn thay đổi, đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh nhạy nắm bắt thị trường và tìm ra phương thức tiếp thị hiệu quả. Storytelling chính là công cụ “giá trị” không thể thiếu trong các chiến dịch thương hiệu thành công. Trong bài viết này cùng khám phá Storytelling là gì cũng như cách mà nghệ thuật kể chuyện giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu và kết nối khách hàng.
1. Storytelling là gì?
Storytelling là loại hình nghệ thuật đã có từ lâu đời và được sử dụng phổ biến trong mọi nền văn hóa, xã hội. Theo định nghĩa của ADB, Storytelling là sự mô tả sinh động các ý tưởng, niềm tin, kinh nghiệm cá nhân và bài học cuộc sống thông qua những câu chuyện hoặc lời kể gợi lên những cảm xúc và hiểu biết sâu sắc.
Brand Storytelling là gì? Theo con mắt của các marketers, kể chuyện thương hiệu là phương pháp tiếp thị sử dụng câu chuyện sáng tạo để kết nối với khách hàng. Các câu chuyện sẽ liên kết sứ mệnh của thương hiệu với các giá trị của khách hàng để phát triển mối quan hệ bền chặt hơn. Các doanh nghiệp thường dựa vào lịch sử hình thành, cảm hứng, mục tiêu, sản phẩm/dịch vụ để tạo ra câu chuyện thương hiệu mạnh mẽ.
2. Tại sao Brand Storytelling quan trọng trong chiến lược tiếp thị?
Kể chuyện về thương hiệu rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp cá nhân hóa thương hiệu và kết nối sâu sắc với khách hàng. Chiến lược Brand Storytelling thành công sẽ thúc đẩy đối tượng mục tiêu tìm hiểu về thương hiệu, sản phẩm cùng các lợi ích khác như:
- Cải thiện mức độ tương tác của khách hàng
- Giúp thương hiệu đáng nhớ hơn trong tâm trí khách hàng
- Nâng cao nhận thức về thương hiệu
- Tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh
- Tăng doanh thu bán hàng
- “Chạm” tới cảm xúc của khách hàng
- Làm nổi bật các giá trị của thương hiệu
- Gia tăng lòng trung thành của khách hàng
- Xây dựng cộng đồng mạnh mẽ cho thương hiệu
- “Nhân bản hóa” thương hiệu
Ví dụ: Sự thành công của chiến dịch “Đi về nhà” của Honda đã chứng minh được sức mạnh của Storytelling. MV truyền tải thành công ý nghĩa hành trình về quê ăn Tết của những người trẻ. Hình ảnh chiếc xe máy bền bỉ đồng hành cùng nhân vật chính trong suốt chặng đường đã giúp hình ảnh của Honda gắn liền với cuộc sống thường nhật của người Việt. Xe máy không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là vật gắn kết giữa những người thân trong gia đình. Qua cách truyền tải đơn giản nhưng khéo léo, câu chuyện thương hiệu này giúp Honda Việt Nam đã đạt được lượt view và tương tác cực khủng trên mạng xã hội.
Doanh nghiệp muốn xây dựng chiến lược câu chuyện thương hiệu thành công hãy liên hệ với ADSMO, chúng tôi sẽ tạo nên những câu chuyện lay động cảm xúc, kết nối với khách hàng, nâng cao giá trị thương hiệu.
3. 3 kiểu Storytelling hiệu quả nhất hiện nay
3.1 Data Storytelling là gì?
Data Storytelling là hình thức doanh nghiệp kết hợp dữ liệu, số liệu thống kê, phân tích vào câu chuyện thương hiệu để thu hút sự chú ý khách hàng và xây dựng lòng tin của họ. Các nhà tiếp thị nội dung sẽ kết hợp dữ liệu với sứ mệnh, giá trị và mục tiêu doanh nghiệp để tạo ra câu chuyện thương hiệu mạnh mẽ, thúc đẩy khách hàng hành động theo mong muốn.
Một Data Story thành công sẽ có đủ 3 yếu tố:
- Thành phần data (dữ liệu) phải chính xác, chi tiết.
- Thành phần visual (yếu tố trực quan) như biểu đồ, đồ thị,… giúp khách hàng nắm được thông điệp dễ dàng.
- Thành phần narrative (tự sự) là ngôn ngữ đơn giản mô tả dữ liệu, tạo lên tiếng nói cho dữ liệu.
3.2 Visual Storytelling là gì?
Visual Storytelling là hình thức doanh nghiệp kết hợp video, ảnh tĩnh, ảnh động, đồ họa hấp dẫn vào câu chuyện thương hiệu để thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo nên chiến dịch quảng cáo đáng nhớ. Các nhà tiếp thị sẽ lựa chọn hình ảnh chân thực về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ để “chạm” đến cảm xúc của khách hàng, khiến họ hiểu sâu sắc về thương hiệu.
Visual Storytelling bao gồm 5 yếu tố cốt lõi:
- Tension (sự căng thẳng): Thúc đẩy khách hàng tiếp tục theo dõi câu chuyện.
- Entertaiment (giải trí): Gây ấn tượng với khách hàng nhanh chóng.
- Education (giáo dục): Cung cấp thông tin để khách hàng hiểu rõ hơn về câu chuyện mà doanh nghiệp chia sẻ.
- Micro-interactions (tương tác vi mô): Đảm bảo ngay cả những khía cạnh nhỏ nhất cũng mang lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.
- CTA (kêu gọi hành động): Thiết kế để khách hàng thực hiện hành động như doanh nghiệp mong muốn sau
3.3 Digital Storytelling là gì?
Digital Storytelling là hình thức doanh nghiệp kết hợp phương tiện kỹ thuật số như kỹ thuật điện ảnh, ảnh tĩnh, âm thanh hay bất cứ phương tiện vi vật lý nào vào câu chuyện thương hiệu để thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo ra sự lôi cuốn về mặt cảm xúc, thúc đẩy họ tương tác với thương hiệu. Ví dụ: Phim tài liệu kỹ thuật số, kể chuyện tương tác, TVC quảng cáo,…
Digtial Storytelling xuất hiện cùng với sự ra đời của các kỹ thuật sản xuất đa phương tiện, phần cứng, phần mềm có thể truy cập được. Những công nghệ này cho phép doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện qua Internet như trên Youtube, Vimeo, podcast,…
Storytelling không phải là chiến lược tiếp thị mới nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp doanh nghiệp “chạm” đến cảm xúc của khách hàng. Hy vọng những chia sẻ của ADSMO đã giúp bạn hiểu rõ hơn Storytelling là gì và ảnh hưởng của nó với doanh nghiệp.
Xem thêm: