Đứng trước đại dịch Covid 19, nhiều doanh nghiệp đã lao đao, “chết đứng” trước những tác động tiêu cực mà virus corona chủng mới gây ra cho nhân loại. Ấy vậy, không thể buông tay chìm xuồng, nhiều doanh nghiệp đã vững tin, biến nguy thành cơ, thay đổi mô hình kinh doanh để thích ứng trong thời đại dịch Covid 19 đang diễn ra phức tạp.
1. Vượt qua sóng dữ đại dịch COVID 19
Chỉ mới trải qua một thời gian ngắn nhưng virus conrona chủng mới (hay còn gọi Covid 19) đã làm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng đối với nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng. Cụ thể các lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn, tổ chức sự kiện, giáo dục…đã chịu những tác động tiêu cực lớn từ dịch cúm Covid 19. Tuy nhiên, đây là cơ hội giúp các ngành nghề sản xuất khẩu trang, nước sát khuẩn, thương mại điện tử…vươn lên, bứt phá trên thị trường. Và cũng từ đây mở ra nhiều cơ hội cho những ngành nghề, sản phẩm mới phát triển nếu doanh nghiệp nhìn nhận, đưa ra những giải pháp khắc phục phù hợp.
Theo tìm hiểu, tổng hợp từ nhiều doanh nghiệp trên thị trường, ADSMO xin đưa ra một số giải pháp ứng phó để giúp doanh nghiệp vượt qua tình hình dịch bệnh hiện nay.
Thay đổi mục tiêu và chiến lược: Doanh nghiệp thay vì đặt ra mục tiêu tăng trưởng nên lựa chọn mục tiêu tồn tại. Các mục tiêu dài hạn được thay thế bằng các mục tiêu ngắn hạn. Bởi dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp, chưa có thông tin dự báo chính xác về nền kinh tế, thị trường, thói quen tiêu dùng trong tương lai.
Tối ưu hóa chi phí: Trong lúc dịch bệnh gây khó khăn như hiện nay, buộc doanh nghiệp phải tối ưu hóa các chi phí, cắt giảm ngân sách, nguồn nhân lực. Đây là một trong những giải pháp hàng đầu mà nhiều đơn vị doanh nghiệp đã, đang phải làm trong mùa dịch Covid 19.
Chuẩn hóa và nâng cấp hệ thống/quy trình quản trị: Tại thời điểm người dân phải hạn chế đi lại trong mùa dịch, nhân viên làm việc tại nhà thì nhiều doanh nghiệp đã tận dụng thời gian này để chuẩn hóa quy trình. Giúp các đơn vị hoàn thiện hệ thống giao tiếp, quản trị dự án, quản lý nhân sự, khách hàng, đồng thời giảm thiểu chi phí phát sinh cơ sở vật chất.
2. Vai trò của Marketing trong việc tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp
Tại thời điểm khó khăn, marketing đã thể hiện vai trò rõ ràng hơn đối với doanh nghiệp. Không chỉ thực hiện công tác truyền thông, tăng độ nhận diện thương hiệu, gia tăng bán hàng mà Marketer còn đảm đương thêm nhiều trách nhiệm. Dưới đây là những phân tích về vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp khi gặp khó khăn.
1. Products: Dễ dàng nhận thấy người tiêu dùng, khách hàng đã có những thay đổi về tâm lý, hành vi tiêu dùng trong mùa dịch Covid 19 đang diễn ra. Các sản phẩm, dịch vụ online được các doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ. Bởi tâm lý sợ lây nhiễm, tụ tập đông người, đến trực tiếp các điểm bán mua hàng. Chính vì vậy, Marketer thay vì chỉ bán các sản phẩm offline thì nên tạo ra những hàng hóa, dịch vụ mới phù hợp với thị trường hiện nay.
2. Price: Chính sách về giá bán cũng cần được thay đổi để phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Song song với đó, doanh nghiệp cần chỉ ra giá trị mà họ cung cấp xứng đáng với số tiền khách hàng bỏ ra.
3. Place: Giải pháp tối ưu nhất cho các doanh nghiệp hiện nay là khai thác trên các trang thương mại điện tử, mua hàng online, thiết kế website bán hàng. Điều này vừa tối ưu chi phí mở các điểm bán vừa giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận, mua sắm nhanh chóng chỉ qua một vài click. Ngoài ra, nếu các hoạt động Marketing và truyền thông của doanh nghiệp trước đây tổ chức các hoạt động offline như hội thảo hay workshop, thì đây là lúc để thử nghiệm các phương pháp khác như Livestream hay Webinar.
4. Promotion: Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chấp nhận giảm lợi nhuận trong một thời gian ngắn để có doanh số và bảo vệ dòng tiền. Hoạt động này giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh tích cực, đánh bóng thương hiệu trong mắt khách hàng, tạo sự kích cầu trên thị trường.
5. People: Trong mùa dịch, các marketer cần được đào tạo để truyền tải các thông điệp liên quan đến sức khỏe khách hàng. Các doanh nghiệp cần phải làm gương trong việc chung tay chống dịch, ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh.
6. Process: Nếu như trước đây khách hàng phải đến trực tiếp cửa hàng để để mua sản phẩm, thì bây giờ, việc giao hàng tận nhà sẽ thích hợp hơn. Bài toán lúc này sẽ là rút ngắn thời gian giao tiếp và cung cấp dịch vụ/sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của dịch vụ. Việc áp dụng công nghệ để tự động hoá một phần hay toàn bộ quy trình sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và tạo ra sự tiện lợi cho người dùng.
7. Physical Evidence: Để tạo sự tin tưởng cho khách hàng, doanh nghiệp cần tìm các bằng chứng hữu hình như bố trí các khu vực khử khuẩn, nước rửa tay, tặng khẩu trang…Hoặc để giảm thiểu chi phí, doanh nghiệp có thể chuyển sang giao dịch trực tuyến.
CÁC DỊCH VỤ CỦA ADSMO
Dịch vụ SEO TOP 10