Bạn đã đổ rất nhiều kinh phí cho quảng cáo nhưng vẫn không nhận lại được kết quả mong đợi. Tệ hơn, bạn không biết nguyên nhân khiến chiến dịch quảng cáo của mình thất bại và chi tiêu sao cho hiệu quả. Vậy thì đã có Digital Performance Marketing giúp bạn giải quyết các vấn đề trên.
Digital Performance là chiến lược Online Advertising tạo được dấu ấn lớn trong thế giới Digital Marketing trong những năm qua. Nó có tác động lớn đến sự thành công của chiến dịch tiếp thị, với khả năng đo lường mọi thứ từ phạm vi tiếp cận thương hiệu đến tỷ lệ chuyển đổi.
1. Digital Performance là gì?
Digital Performance Marketing là một nhánh trong chiến lược Digital Marketing, mô hình tiếp thị dựa trên hiệu quả.
Theo Cục quảng cáo tương tác IAB, trước đây, mục tiêu của Digital Performance Marketing chỉ là thúc đẩy một hành động cụ thể, các nhà quảng cáo chỉ trả tiền khi hoàn tất chuyển đổi hoặc bán hàng thành công. Tuy nhiên, hiện nay, Digital Performance còn phục vụ cho hoạt động Brand Advertising với mục tiêu xây dựng nhận thức thương hiệu và tối ưu chi phí dựa trên số lần hiển thị CPM.
Gần đây, nhiều loại chiến dịch được gọi là “performance”, phần lớn là do sự phát triển của Programmatic Buying (mua quảng cáo tự động) và các Platform công nghệ khác. Chúng tạo cơ hội để nhà tiếp thị đo lường và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo theo thời gian thực.
Vậy điểm đặc biệt của Digital Performance là gì? Trong hầu hết các hình thức quảng cáo truyền thống, Advertiser sẽ trả phí để có vị trí quảng cáo đẹp nhưng lại không thể đánh giá được hiệu suất. Điều này có nghĩa là có thể bạn cứ chi tiêu cho quảng cáo nhưng không có chuyển đổi. Với Performance Marketing, nhà quảng cáo chỉ trả tiền cho các chuyển đổi thành công như tăng lead, nhấp chuột hay đơn hàng. Không chỉ vậy, doanh nghiệp còn theo dõi và đánh giá được toàn bộ trải nghiệm của khách hàng, từ lúc nhìn thấy ads cho đến khi hoàn tất mua hàng.
2. Sự khác biệt giữa Digital Performance Marketing với các hình thức quảng cáo khác
2.1 Digital Performance vs Brand Marketing
Brand Marketing mục đích xây dựng mối quan hệ với khách hàng để tăng độ nhận diện thương hiệu, thúc đẩy cảm xúc từ người tiêu dùng, thúc đẩy người mua và duy trì lòng trung thành của khách hàng. Digital Performance giải quyết các dữ liệu cụ thể, nó tập trung vào việc tối ưu hóa các chiến dịch liên tục để mang lại nhiều chuyển đổi hơn, do đó, đòi hỏi phải trải qua thử nghiệm, sau đó mới đưa ra các quyết định dựa trên hiệu suất.
2.2 Digital Performance vs Affiliate Marketing
Affiliate Marketing là một loại Digital Performance Marketing, các nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho các đơn vị liên kết để tiếp thị thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Performance Marketing là phiên bản “trưởng thành” hơn của Affiliate Networks. Bản thân Affiliate Marketing chỉ quan tâm đến tỷ lệ chuyển đổi, nó không đảm bảo người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Nhưng Performance Marketing thì không, nếu 1000 người vào trang web nhưng không ai mua hàng thì các đơn vị liên kết sẽ không được trả một đồng.
3. Lợi ích của Digital Performance Marketing
Digital Performance có rất nhiều lợi ích và dưới đây là những lý do chi tiết vì sao bạn nên sử dụng mô hình tiếp thị này:
- Rủi ro thấp: Digital Performance có rủi ro thấp hơn quảng cáo truyền thống. Bạn có thể theo dõi hiệu suất theo thời gian thực, điều chỉnh ngân sách hay thậm chí là kịp thời dừng lại chiến dịch để giảm thiểu rủi ro.
- Đo lường được: Doanh nghiệp có thể theo dõi các chỉ số chiến dịch chính xác mọi lúc nên không cần phải phỏng đoán hoặc ước tính mơ hồ như trước. Trên các nền tảng quảng cáo, bạn sẽ được cung cấp số liệu tổng quan trực quan nhất và nhanh chóng đánh giá hiệu quả chiến dịch của mình.
- Minh bạch: Digital Performance là cách tốt nhất để doanh nghiệp loại bỏ những lỗ hổng trong quảng cáo trước đây, mọi thứ đều rõ ràng, minh bạch. Nó cho biết chính xác kết quả mà bạn nhận được khi chi tiền cho quảng cáo. Những câu hỏi mà bạn còn mơ hồ như tiền đi về đâu, ai click, quảng cáo nào đang hoạt động và quảng cáo nào không, đều được làm rõ.
- Phạm vi tiếp cận tối đa: Có trong tay Performance Marketing, bạn sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng mới và đa dạng hơn so với cách tiếp thị truyền thống. Tất cả trang web hay nền tảng quảng cáo của bạn đều được chuyển đổi (nếu không có chuyển đổi, bạn sẽ không phải thanh toán cho bên thứ 3). Chính vì vậy, họ sẽ làm mọi thứ để đưa được thương hiệu của bạn đến với người dùng của họ.
- Linh hoạt hơn: Digital Performance rất linh hoạt, bạn không bao giờ gặp tình trạng tiêu tiền vào những thứ không hiệu quả. Những con số rõ ràng sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận ra được một chiến dịch không hiệu quả, bạn chỉ cần dừng lại và thử một chiến dịch khác.
4. Digital Performance bao gồm những gì?
Digital Performance Marketing bao gồm 4 nhóm:
- Retailers hay Merchants
- Affiliates hay Publishers
- Affiliate Networks và Nền tảng đo lường bên thứ 3
- Affiliate managers hay OPMs (Outsourced Program Management Companies)
Hãy cùng xem Digital Performance hoạt động như thế nào nhé:
4.1 Retailers hay Merchants
Còn được gọi là Nhà quảng cáo, đây là những doanh nghiệp đang có nhu cầu quảng cáo sản phẩm và dịch vụ thông qua Affiliate Partners (đối tác liên kết) hoặc Publishers (nhà xuất bản).
Ngày nay, người tiêu dùng thường tin vào những đề xuất và đánh giá sản phẩm của các influencers (người có ảnh hưởng) hoặc những người mua khác. Đây là hành vi của khách hàng đang ở trong giai đoạn nghiên cứu mua hàng.
Các nhà bán lẻ hoặc công ty thương mại điện tử sử dụng Performance Marketing có các chương trình hợp tác với các Affiliate Partners tốt sẽ đạt được những mục tiêu tiếp thị, tăng traffic truy cập, hiển thị và tạo ra ROI tốt.
4.2 Affiliates hay Publishers
Là Marketing Partners trong không gian Performance Marketing.
Affiliates hay Publishers có nhiều hình thức như: website cung cấp mã giảm giá, website đánh giá sản phẩm, blogs, tạp chí online, website cashback theo hướng Loyalty Point,…
Influencers chính là các Publisher quảng bá sản phẩm/ dịch vụ qua blog, social groups và social channels của họ để cung cấp cho các followers của mình những trải nghiệm và review cá nhân. Đồng thời, các nhãn hàng sẽ thông qua Influencers để giới thiệu các sản phẩm mới phát hành, sản phẩm độc quyền, thường kèm theo các ưu đãi hoặc quà tặng cho fanbase của họ.
Mối quan hệ hợp tác này mang đến nhiều giá trị cho nhãn hàng, ngoài việc bán hàng, thương hiệu còn xây dựng được lòng tin khách hàng thông qua người có ảnh hưởng.
4.3 Affiliate Networks và Nền tảng đo lường thứ 3
Affiliate Networks và Nền tảng đo lường thứ 3 là sàn giao dịch cho Nhà quảng cáo và Đơn vị liên kết. Nó cung cấp thông tin và công cụ như banners, text links, product feeds, khuyến mãi, trung gian thanh toán.
Đối với Merchants và Affiliates, các sàn giao dịch này là phương tiện để họ theo dõi khách hàng tiềm năng, lượt nhấp chuột, chuyển đổi, là nơi giải quyết tranh chấp giữa hai bên.
Mỗi Affiliate Networks và Nền tảng đo lường thứ 3 có các điểm mạnh và điểm yếu riêng, phù hợp với từng ngân sách và lĩnh vực của Merchants. Chính vì vậy, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ hoặc tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia như Affiliate managers, OPMs.
4.4 Affiliate managers hay OPMs (Outsourced Program Management Companies)
Người quản lý đơn vị liên kết có thể là người của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều thương hiệu lại làm việc với các cơ quan quản lý Affiliate. Làm việc với Affiliate managers hay OPMs có kinh nghiệm, mạng lưới đối tác liên kết phong phú sẽ giúp thương hiệu mở rộng quy mô và hiệu suất của các chương trình marketing, ROI tăng nhanh hơn.
Các đơn vị này sẽ tư vấn cho các Publisher cách thức quảng cáo dịch vụ/ sản phẩm,những hình thức thanh toán, bảo trì sản phẩm thịnh hành, gợi ý danh sách từ khóa tiềm năng, các công cụ tiếp thị hiệu quả,…
5. Các kênh Digital Performance
Digital Performance ngày càng phát triển và mở rộng nhiều kênh khác nhau. Một số kênh Digital Performance phổ biến như:
- Paid User Acquisition (Chuyển đổi người dùng trả phí)
- Search engine marketing (Marketing trên công cụ tìm kiếm)
- Social media advertising (Quảng cáo truyền thông xã hội)
- Programmatic Advertising (Quảng cáo lập trình)
- Native Advertising (Quảng cáo tự nhiên)
- App Store Optimization (Tối ưu hiển thị của ứng dụng di động)
- Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
- Creatives
- Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết)
6. Các chỉ số Performance Marketing
- Cost Per Impression (CPM): Số tiền nhà quảng cáo trả cho Publisher trên 1000 lần quảng cáo được hiển thị.
- Cost Per Click (CPC): Nhà quảng cáo chỉ trả tiền khi có người dùng nhấp vào quảng cáo của họ.
- Cost Per Lead (CPL): Nhà quảng cáo chỉ trả tiền khi có khách hàng tiềm năng điền vào form thông tin. Đây là tín hiệu ngầm cho phép doanh nghiệp liên lạc với khách hàng.
- Cost Per Action (CPA): Nhà quảng cáo chỉ trả tiền khi người dùng thực hiện một hành động mong muốn như đặt hàng, click vào quảng cáo hay điền form.
- Cost Per Install (CPI): Nhà quảng cáo chỉ trả tiền khi người dùng cài đặt ứng dụng của họ nhờ quảng cáo.
- Click Through Rate (CTR): Tỷ lệ người dùng nhấp vào quảng cáo trên tổng số lượt xem.
- ROAS (Return On Advertising Spend): Chỉ số đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo có tạo ra được kết quả mong muốn hay không, cho phép doanh nghiệp biết được phương pháp nào hiệu quả và cải thiện ở đâu.
Dựa vào các chỉ số này, doanh nghiệp có thể nhắm chính xác đối tượng mục tiêu của mình và tạo ra được những chiến dịch quảng cáo có thông điệp phù hợp nhất.
7. 4 bước triển khai Digital Performance hiệu quả
- Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch: Chiến dịch của bạn dài hạn hay ngắn hạn. Mục tiêu chiến dịch muốn hướng tới là gì? Branding hay Sales.
- Bước 2: Đặt KPI: Xác định đúng KPI phù hợp với mục tiêu chiến dịch. Không nên chạy theo những chỉ tiêu phù phiếm khác. Đây là bước rất quan trọng để đạt được những kết quả tích cực.
- Bước 3: Chọn từ khóa: Xây dựng bộ từ khóa phù hợp nhất với hành vi của người dùng để tăng cơ hội người dùng thấy quảng cáo của bạn.
- Bước 4: Theo dõi và đo lường kết quả: Phân tích các chỉ số để biết liệu chiến dịch quảng cáo của bạn có hiệu quả không? Nên tiếp tục, phân bổ lại ngân sách hay triển khai Marketing Strategy khác.
Để triển khai một chiến dịch Digital Performance Marketing hiệu quả không hề đơn giản. Nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn hướng tới một chiến dịch quảng cáo tối ưu hóa chi phí và hiệu suất nhất, hãy liên hệ ngay với Adsmo để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm: