Thương hiệu là tài sản vô hình quan trọng, gắn liền với chiều dài phát triển của doanh nghiệp. Để thương hiệu vững mạnh, hiện hữu trong tâm trí khách hàng đòi hỏi các nhà quản trị, chuyên gia marketing phải có chiến lược xây dựng thương hiệu khác biệt và dài lâu.
Công nghệ phát triển vượt bước đã góp phần mở ra nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Đồng thời cũng tạo ra những thách thức không nhỏ trong hoạt động xây dựng thương hiệu bài bản để nâng cao giá trị doanh nghiệp, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Thông qua bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp sẽ tạo nhiều điểm chạm với khách hàng, đối tác. Tạo cơ hội ghi nhớ thương hiệu trong tiềm thức công chúng một cách tự nhiên. Một bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ bao gồm rất nhiều các thành phần như logo, slogan & tagline, bộ nhận diện văn phòng, bao bì, email marketing, bài thuyết trình, website, bộ truyền thông quảng cáo online & offline, ấn phẩm nhận diện cảnh quan.
Câu chuyện thương hiệu là cách truyền thông miễn phí hiệu quả nhất mà doanh nghiệp cần có. Một câu chuyện thương hiệu được xây dựng đúng cách sẽ tự lan truyền trong cộng đồng. Qua câu chuyện, khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, truyền tải thông điệp, giá trị mà doanh nghiệp xây dựng đến khách hàng.
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Văn hóa ở đây là cách ứng xử trong nội bộ, hành vi, chuẩn mực khi giao tiếp với nhân viên, khách hàng, đối tác. Một thương hiệu có văn hóa là một thương hiệu được xã hội ghi nhận. Văn hóa doanh nghiệp giúp in sâu trong tâm trí khách hàng khi tiếp xúc với các sản phẩm của thương hiệu.
Tính cách thương hiệu là những gì chúng ta nhân cách hóa thương hiệu, tạo cho thương hiệu những đặc điểm giống với con người. Tính cách thương hiệu được truyền đạt mang giọng nói, đặc trưng hình ảnh con người. Một khi doanh nghiệp hiểu rõ tính cách thương hiệu của mình, doanh nghiệp sẽ tạo sự dấu ấn khác biệt trong suy nghĩ của khách hàng.
Lời hứa, niềm tin, sứ mệnh là bất kỳ tuyên bố của doanh nghiệp mô tả trải nghiệm của khách hàng mà họ mong đợi khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm công ty. Điều quan trọng, doanh nghiệp cần phải giữ đúng lời hứa, tính trung thực, đáng tin cậy và rõ ràng.
Tính nhất quán thương hiệu là chất keo kết dính tất cả các yếu tố tạo nên thương hiệu mạnh. Từ ý tưởng, chiến dịch marketing, quảng cáo, tính cách, bản sắc, cam kết, giá trị, niềm tin thương hiệu cần thể hiện sự nhất quán, đồng bộ để giúp khách hàng ghi nhớ và tin tưởng doanh nghiệp.
Tạo dựng thương hiệu vững mạnh sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra định hướng phát triển, tầm nhìn và sứ mệnh đúng đắn. Doanh nghiệp dễ dàng mở rộng thương hiệu, đa dạng sản phẩm, thu hút được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.
Một thương hiệu mạnh đồng nghĩa với giá trị thương hiệu doanh nghiệp cũng được nâng cao. Doanh nghiệp được đánh giá cao về sự uy tín, chất lượng sản phẩm, tối đa hóa lợi nhuận, tối ưu hóa chi phí, nâng cao ROI.
Xây dựng thương hiệu mạnh không chỉ giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp mà còn tối ưu chi phí hoạt động quảng bá, marketing. Với các chiến dịch marketing đúng đắn, doanh nghiệp làm nổi bật bản sắc, cá tính thương hiệu, tạo sự nhận biết sâu rộng trên thị trường.
Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng dịch vụ, giá trị sản phẩm đã được thị trường chứng nhận. Thông qua thương hiệu, khách hàng tin tưởng, yên tâm hơn và mong muốn được lựa chọn, tiêu dùng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Họ sẽ chọn mua những sản phẩm có tên tuổi của các thương hiệu mà họ tin rằng công ty đó uy tín, chất lượng.
Xây dựng thương hiệu vững mạnh sẽ giúp tạo nên lòng tự hào của nhân viên, sự tin tưởng và đồng lòng của cổ đông, tích cực tham gia vào quá trình xây dựng thương hiệu. Sở hữu thương hiệu mạnh, doanh nghiệp có thể thể giữ chân được nhân viên, thiết lập hệ thống quản lý chuyên nghiệp.
Doanh nghiệp hoàn toàn có lợi thế cạnh tranh tốt nếu chú trọng xây dựng thương hiệu mạnh. Đây là lợi thế để doanh nghiệp ghi điểm trong mắt đối tác, nhà đầu tư, nhà cung cấp, phân phối sản phẩm, dịch vụ.
Thương hiệu nổi tiếng được ví như lời cam kết, đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ bán hàng. Các nhà đầu tư sẽ không còn e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp tạo tiền đề phát triển kinh doanh thuận lợi, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp so với đối thủ.
Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp mang những đặc trưng, bản sắc riêng biệt là cách để tạo sự khác biệt so với đối thủ. Khác biệt để khách hàng chọn bạn, khác biệt để không bị mờ nhạt trước đối thủ cạnh tranh.
Nền tảng Digital đã cho ra đời nhiều kênh quảng bá thương hiệu hữu ích với chi phí tối thiểu, hiệu quả tối đa. Xây dựng thương hiệu online gắn liền với một tên miền, website của doanh nghiệp. Một website chuẩn SEO, hiện đại, UX/UI, hoạt động ổn định, mượt mà sẽ ghi điểm trong tâm trí khách hàng, nâng cao thương hiệu trong môi trường số hóa.
Content marketing và SEO WEB là cách truyền tải thông điệp, lôi cuốn khách hàng hiệu quả từ những câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, nội dung cuốn hút. SEO và content sẽ kéo gần khoảng cách khách hàng và doanh nghiệp, giúp khách hàng hiểu rõ và hiện hữu nhiều hơn trong suy nghĩ của họ khi muốn tìm hiểu về sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp.
Mạng xã hội là nơi hội tụ đông đảo người dùng Internet, là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp triển khai chiến dịch xây dựng thương hiệu ngay từ những ngày khởi đầu. Bởi thương hiệu được xây dựng trên các platform như facebook, Instagram, Twitter, Youtube mang tính viral cao, nhanh chóng lan tỏa đến nhiều người. Doanh nghiệp chọn đúng kênh để phát triển sẽ giúp khách hàng tiếp cận thương hiệu trọn vẹn nhất.
Sử dụng các kênh quảng cáo trả tiền như TV Ads, Google Ads, Facebook Ads, Instagram Ads hay PR báo chí trên trang báo điện tử có lượng người truy cập lớn sẽ đẩy thương hiệu phủ sóng đến nhiều khách hàng, tạo nền móng phát triển thương hiệu vững mạnh.
Xây dựng các video có tính video, lồng ghép doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh thương hiệu trong các video được cho xu hướng mà các chuyên gia marketing hướng tới. Khách hàng thích được nhìn, được xem các thước phim về doanh nghiệp hơn là đọc các dòng chữ, tài liệu. Họ tin vào những điều họ thấy từ đó thương hiệu dần ăn sâu vào trong nhận thức của khách hàng.
Các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cần nghiên cứu & phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, xây dựng định vị thương hiệu một cách rõ ràng, trung thực, nhất quán để tạo dựng thương hiệu sâu trong tâm trí của khách hàng. Doanh nghiệp có thể định vị dựa trên:
Giai đoạn tiếp theo đó là chọn tên thương hiệu, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp đầy đủ. Doanh nghiệp nên đặt tên thương hiệu dựa trên sản phẩm doanh nghiệp đang bán, lợi ích mà các sản phẩm mang lại, thị trường mục, các chiến lược marketing. Đặc biệt, tên thương hiệu cần được bảo hộ trên thị trường. Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động đặt tên thương hiệu hay xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, ADSMO hỗ trợ giải pháp tư vấn thương hiệu hiệu quả.
Chiến lược xây dựng thương hiệu qua việc tài trợ các hoạt động, sự kiện, hội thảo, thuê KOLs, influencer hay tài trợ các chương trình là cách xây dựng thương hiệu nhanh chóng, tăng độ phủ trên thị trường. Doanh nghiệp sử dụng nền tảng Digital, Internet để triển khai hoạt động quảng bá thương hiệu, tăng độ nhận biết giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng ở bất kỳ đâu.
Phát triển thương hiệu sẽ giúp thương hiệu tăng độ uy tín, tin cậy, chất lượng cho thông điệp. Đồng thời tạo thị trường mới, tăng lợi nhuận, mở rộng lĩnh vực kinh doanh đa dạng hơn cho thương hiệu xây dựng. Công ty có 4 lựa chọn để phát triển thương hiệu:
Liên hệ ngay