Marketing Mix là gì? Marketing Mix là khái niệm quan trọng trong kinh tế nói chung và lĩnh vực marketing nói riêng. Nếu doanh nghiệp không nắm vững sẽ làm cho các chiến dịch tiếp thị đi sai hướng. Ngày nay, mô hình Marketing Mix cũng được mở rộng hơn để đáp ứng sự phát triển của thời đại.
1. MARKETING MIX LÀ GÌ?
Theo Investopedia, Marketing Mix bao gồm nhiều lĩnh vực trọng tâm như một phần của kế hoạch Marketing toàn diện. Nhắc đến thuật ngữ này, người ta thường nhắc đến mô hình 4P phổ biến: Product, Price, Place và Promotion.
Một Marketing Mix tốt sẽ bao gồm các chiến lược cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu vào một thị trường cụ thể và phát triển thương hiệu thu hút khách hàng hiệu quả. Trong một kế hoạch tiếp thị cụ thể, Marketing Mix xác định tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường mục tiêu lý tưởng và cách chúng hoạt động cùng nhau để mở rộng phạm vi tiếp cận.
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA MARKETING MIX
Marketing Mix không thể thiếu trong bất cứ chiến lược kinh doanh ngắn hạn hay dài hạn nào. Doanh nghiệp sẽ dựa vào Marketing Mix để nghiên cứu thị trường, xác định giá trị cốt lõi và các sản phẩm khả dụng nhất. Marketing tốt sẽ tập trung vào mục tiêu, tối ưu từng chỉ số để gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Việc triển khai nhiều công cụ tiếp thị khác nhau giúp doanh nghiệp phản ứng linh hoạt với hành vi khách hàng. Marketing Mix cũng là một phần quan trọng trong phát triển nhận diện thương hiệu, tiếp cận đối tượng mục tiêu mới và tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
3. 3 MÔ HÌNH MARKETING MIX PHỔ BIẾN NHẤT
Chiến lược 4P đặt nền móng cho khái niệm Marketing Mix và ngày nay đã được “nâng cấp” thành nhiều mô hình tiếp thị hỗn hợp mở rộng. Chúng ta sẽ cùng khám phá các yếu tố P và C trong 3 mô hình Marketing Mix phổ biến nhất 4P, 7P và 4C có ý nghĩa gì.
3.1 Mô hình Marketing Mix 4P
Mô hình Marketing Mix 4P truyền thống ra đời vào năm 1960, được xây dựng bởi E. Jerome McCarthy. Mô hình này không chỉ được nhiều doanh nghiệp áp dụng mà còn được giảng dạy tại các trường đại học.
Product – Sản phẩm
Sản phẩm có thể là hàng hóa hay dịch vụ. Sản phẩm phải tác động đến tâm trí khách hàng, khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Điều này cũng giúp doanh nghiệp xây dựng giá trị thương hiệu.
Price – Giá cả
Giá cả về cơ bản là số tiền mà khách hàng phải chi ra để sử dụng sản phẩm. Điều chỉnh giá sản phẩm dù chỉ một chút cũng ảnh hướng lớn đến toàn bộ chiến lược Marketing, doanh số, lợi nhuận và nhu cầu của thị trường.
>>> Tham khảo ngay: Dịch vụ xây dựng chiến lược Digital Marketing tại ADSMO
Place – Kênh phân phối
Kênh phân phối là một phần rất quan trọng trong Marekting Mix. Doanh nghiệp nên đặt hoặc phân phối sản phẩm ở những địa điểm dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Promotion – Tiếp thị
Quá trình truyền thông Marketing giúp quảng bá sản phẩm, tiếp cận đối tượng mục tiêu và thúc đẩy mua hàng. Promotion bao gồm Marketing Online, Marketing trực tiếp, quảng cáo, xây dựng thương hiệu cá nhân, khuyến mại,…
3.2 Mô hình Marketing Mix 7P
Marketing Mix 7P là mô hình mở rộng từ 4P. Ngày nay, Marketing 4P đang dần “lạc hậu”, sự phát triển công nghệ tác động mạnh mẽ vào hoạt động tiếp thị. Vậy 3 chữ P mới được bổ sung có ý nghĩa gì?
People – Con người
Bao gồm nhân viên, đại diện thương hiệu, là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Doanh nghiệp cần chú trọng tuyển dụng, đào tạo chuyên môn và kỹ năng của nhân viên bởi ảnh hưởng đến ấn tượng của công chúng với doanh nghiệp.
Process – Quy trình
Quy trình kinh doanh và quy trình làm việc ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Việc doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa sản phẩm hay cá nhân hóa quy trình bán hàng sẽ quyết định thông điệp và công cụ tiếp thị lý tưởng.
Physical evidence – Bằng chứng vật lý
Bằng chứng vật lý là các yếu tố môi trường như mặt tiền, không gian cửa hàng, biển hiệu, đồng phục nhân viên, bao bì,… Yếu tố này mang lại lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp nổi bật trong mắt khách hàng.
3.3 Mô hình Marketing Mix 4C
Khi lĩnh vực Marketing phát triển, việc tiếp cận khách hàng được đặt ở trọng tâm. Đó là lý do vì sao Marketing Mix 4C được xây dựng vào năm 1990 bởi Robert F. Lauterborn đã dần thay thế mô hình chữ P, đặc biệt trong Digital Marketing.
Customer – Khách hàng
Bất cứ chiến lược Marketing nào cũng đặt khách hàng là trung tâm. Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu chính cần đạt được. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của họ.
Cost – Chi phí
Chi phí mà người mua bỏ ra không chỉ là giá sản phẩm mà còn là chi phí sử dụng, vận hành và bảo hành. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải đưa ra giá bán tương xứng với lợi ích có thể đem lại cho khách hàng cả về vật chất và tinh thần.
Convenience – Thuận tiện
Nếu Place đề cập đến địa điểm phân phối sản phẩm thì Convenience đảm bảo sản phẩm luôn sẵn sàng để đến tay người mua một cách thuận tiện nhất. Doanh nghiệp cần đưa ra các quy trình đặt hàng, thanh toán, giao hàng, chăm sóc khách hàng,… thân thiện.
Communication – Giao tiếp
Communication mang tính tương tác, giao tiếp 2 chiều giữa doanh nghiệp – khách hàng và tập trung toàn bộ vào trải nghiệm mua hàng. Khuyến khích khách hàng để lại phản hồi qua Social Media Marketing, Online Advertising, Email Marekting, Wifi Marketing,…
Marketing Mix đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào từng ngành hàng mà doanh nghiệp có thể mở rộng thêm hoặc chú trọng tập trung hơn vào một số yếu tố nhất định. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải hiểu rõ Marketing Mix là gì, mục tiêu cụ thể của từng mô hình để áp dụng chính xác nhất.
Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu phát triển thương hiệu, đẩy mạnh kinh doanh hãy liên hệ ngay với ADSMO qua hotline 0356.105.488, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược Marketing phù hợp.