Không phải ai khi làm SEO cũng biết rõ lợi ích và cách thức để tối ưu on-site, mục tiêu đưa từ khóa lên trang nhất Google chủ yếu tập trung nhân lực vào tối ưu trang đích, mà bỏ qua việc tối ưu toàn trang (on-site). Sau quá trình làm SEO để đưa trang đích lên top đầu tìm kiếm thì những công ty đặt trọng tâm SEO vào sự an toàn và bền vững sẽ cải thiện và nâng cao sức mạnh tổng thể của toàn website, tức là tối ưu cả on-page và on-site.
Vậy hôm nay hãy cùng ADSMO tìm hiểu SEO on-site là gì, SEO on-site cần làm những gì nhé!
1. Tối ưu hóa website (SEO on-site) là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về Seo on-site nhưng để nói một cách dễ hiểu thì SEO on-site là một chiến lược thực hiện trên các trang web, SEO on-site bao gồm nhiều hạng mục công việc để đạt được mục đích là nâng cao tổng thể và tối ưu hóa website. Đồng thời cũng điều chỉnh các yếu tố trên website để các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin, hiểu nội dung cũng như cấu trúc trên website, các thông tin thu thập được càng nhiều thì website của bạn sẽ có cơ hội xuất hiện ở thứ hạng cao trong mục tìm kiếm của công cụ tìm kiếm.
2. SEO on-site tối ưu những gì?
Để tiến hành tối ưu trước tiên cần khảo sát, phân tích và lập kế hoạch, tổng thể tối ưu on-site sẽ thực hiện các hạng mục:
- Tạo và cập nhật site map: Việc tạo và cập nhật sitemap là một trong những hạng mục công việc quan trọng để tối ưu website của bạn. Bởi việc tạo sitemap sẽ giúp cho robot của Google có thể tìm và lưu trữ thông tin website của bạn một cách nhanh chóng hơn.
- Tạo và cập nhật file Robot.txt.: Việc tạo và cập nhật file này sẽ giúp kiểm soát: thông tin nào cần được Google cập nhật và thông tin nào thì cần phải chặn để Google không thể cập nhật từ trang của bạn.
- Cài đặt công cụ Google Analytics: Đây là một công cụ của Google sẽ giúp bạn có thể xem được các báo cáo dữ liệu của người dùng website. Thông qua báo cáo này, bạn có thể biết được nguồn truy cập từ đâu, và các hành vi của người dùng trên website. Từ đó sẽ giúp cho người phụ trách onsite đưa ra các cải tiến và thay đổi hợp lý để nâng cao hiệu suất của website.
- Cài đặt công cụ Google Webmaster Tool: Là công cụ của Google giúp theo dõi các yếu tố bất thường, lỗi website, các thông báo quan trọng từ Google
- Cài đặt Google Business: Giúp đưa thông tin doanh nghiệp lên Google, kèm theo đó là địa chỉ doanh nghiệp sẽ xuất hiện trên Google Map giúp cho người dùng có thể dễ dàng tìm được đến với doanh nghiệp của bạn.
- Tiến hành kiểm tra và loại bỏ các liên kết ngoài: Liên kết ngoài là các liên kết từ website của bạn trỏ đến các website khác. Gỡ bỏ các liên kết ngoài đến các website chất lượng thấp giúp website không bị giảm chất lượng.
- Chuyển hướng Domain: Việc chuyển hướng Domain cũng là một trong những danh mục việc cần làm để tối on-site là gì. Việc này sẽ giúp Google nhận dạng được trang website của bạn là duy nhất.
- Tối ưu hình ảnh: Kích thước và dung lượng theo khuyến nghị của Google
- Tối ưu URL: Tối ưu đường dẫn (URL) theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Google để áp dụng cho toàn trang
- Tối ưu tiêu đề (Title): Tối ưu thẻ tiêu đề cho toàn trang theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Google. Theo tiêu chuẩn của Google thì tiêu đề không nên dài quá 70 ký tự, có chứa từ khóa và tổng quát được nội dung của bài viết.
- Tối ưu Meta Description: Tối ưu thẻ mô tả website theo tiêu chuẩn của Google. Theo tiêu chuẩn kỹ thuật thì thẻ mô tả phải chứa từ khóa chính và có độ dài không quá 160 ký tự.
- Tối ưu thẻ Heading: Tối ưu thẻ Heading cho toàn trang là một việc giúp cho Google cũng như người dùng có thể dễ dàng bao quát được nội dung trang web của bạn.
- Tối ưu các link liên kết nội bộ: Xây dựng và tối ưu liên kết nội bộ giúp chúng ta dẫn lối khách hàng đến các trang đích làm tăng khả năng bán hàng và tăng chất lượng trang đích.
- Nhúng code language: Việc làm này sẽ giúp Google có thể nhận dạng được ngôn ngữ chính của website.
- Nhúng code location: Giúp Google nhận dạng vị trí địa lý nơi bạn cung cấp sản phẩm dịch vụ từ đó hướng kết quả đến người dùng gần nhất.
- Đăng ký SSL: Đây là một chứng chỉ về tiêu chuẩn bảo mật của website. Chứng chỉ này được Google đánh giá rất cao. Khi được Google đánh giá cao thì cơ hội trang website của bạn tiếp cận người dùng cũng cao hơn.
- Kiểm tra và phối hợp xử lý liên kết gãy: Tăng trải nghiệm người dùng và tránh sự gián đoạn trong quá trình Google ghi nhận thông tin trên trang web, giúp Google index thông tin nhanh hơn.
- Tối ưu các link liên kết nội bộ: Việc tối ưu các liên kết nội bộ này sẽ giúp dẫn đường cho khách hàng đến với các trang đích để đưa ra quyết định lựa chọn dịch vụ, sản phẩm mà trang website cung cấp.
- Kiểm tra, xử lý trường hợp trùng lặp website: Một website sử dụng cho nhiều domain sẽ khiến Google không xác định được website chính và có thể đưa ra hình phạt cho trường hợp này.
- Thực hiện kiểm tra định kỳ và có phương án xử lý khi website bị hack: đối với các website thì việc bị hack là không thể tránh khỏi và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Việc kiểm tra định kỳ giúp phát hiện vấn đề kịp thời. Và phối hợp xử lý nhanh để công việc kinh doanh trên web không bị gián đoạn.
- Kiểm tra định kỳ và có cách xử lý kịp thời khi Google thay đổi thuật toán: Google luôn cập nhật và thay đổi thuật toán liên tục. Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện kịp thời sự thay đổi thuật toán Google và phối hợp xử lý theo đề xuất từ Google để website không bị liệt kê vào danh sách theo dõi đặt đặc biệt, hạn chế tối đa tình trạng bị Google phạt.
Trên đây là những chia sẻ để giúp bạn giải đáp được câu hỏi SEO on-site là gì? Các việc cần làm để tối ưu SEO on-site là gì? Mong rằng các bạn đã biết những công việc cần làm để tối ưu on-site chuyên nghiệp để mang lại hiệu quả cao nhất cho website của bạn.
CÁC DỊCH VỤ ADSMO CUNG CẤP