Thế giới số không ngừng phát triển, ngày càng mở rộng và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Đối với các doanh nghiệp việc tìm chỗ đứng trong thị trường online là bước đi tất yếu để bứt phá. Vậy doanh nghiệp muốn nắm giữ chìa khóa thành công là Digital Marketing cần học những gì để thúc đẩy thương hiệu và tăng trưởng doanh thu hiệu quả?
1. Vì sao doanh nghiệp cần học Digital Marketing?
Công nghệ là yếu tố chính thúc đẩy kinh doanh trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 và việc thành thạo Digital Marketing là điều kiện tiên quyết các doanh nghiệp phải biết. Digital Marketing như một phương tiện để quảng bá sản phẩm và thương hiệu của bạn.
Những lý do mà doanh nghiệp cần học Digital Marketing và luôn cập nhật các xu hướng mới nhất trong lĩnh vực này:
- Dễ dàng triển khai dự án kinh doanh mới: Doanh nghiệp dễ dàng lên kế hoạch cho dự án mới bằng cách sử dụng các nền tảng phổ biến như Youtube, Blog, Affiliate Marketing,… Tuy nhiên, trước đó bạn phải xác định được kênh tiếp thị nào cần chú trọng hơn để tiếp cận đối tượng mục tiêu. Ngoài ra, bạn phải có đủ kiến thức về cách tối ưu hóa blog và các kênh tiếp thị đó.
- Dễ dàng tạo ra khách hàng tiềm năng trực tuyến: Các nền tảng Social Media Marketing như Facebook, Instagram, TikTok, Twitter,… đều có nhiệm vụ thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website của doanh nghiệp. Thậm chí các platform này còn giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu/ sản phẩm hiệu quả.
- Dễ dàng thúc đẩy lưu lượng truy cập đến website: Bạn có một trang web với để cho khách hàng biết đến sản phẩm/ dịch vụ. Tuy nhiên đây là nhiệm vụ không đơn giản. Khi doanh nghiệp chuyển trọng tâm sang Digital Marketing thì điều này trở nên dễ dàng hơn. Digital Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc tăng traffic truy cập đến trang web của bạn.
- Giúp doanh nghiệp dẫn trước đối thủ: Các công cụ Digital Marketing cho phép doanh nghiệp định vị thương hiệu, sản phẩm/ dịch vụ trên thị trường cũng như mối quan tâm của khách hàng tiềm năng mà bạn muốn nhắm đến. Dù doanh nghiệp đã thiết kế website đẹp mắt và tạo các nội dung hấp dẫn thế nhưng vẫn không có nhiều khách hàng tiềm năng. Nguyên nhân có thể do bạn không cập nhật các xu hướng thị trường hiện tại. Hãy cập nhật xu hướng Digital Marketing và cố gắng điều chỉnh chúng phù hợp với doanh nghiệp, bạn sẽ có một chiến lược tiếp thị hiệu quả. Digital Marketing chính là cách để doanh nghiệp bạn luôn đi trước đối thủ cạnh tranh một bước.
2. Học Digital Marketing cần có các kỹ năng gì?
Nếu doanh nghiệp của bạn muốn đi trên con đường Digital Marketing thì đây là các kỹ năng hàng đầu cần có:
2.1 Kỹ năng cập nhật:
Để có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh, bạn phải thường xuyên cập nhật những tin tức công nghệ mới. Để làm được điều này bạn có thể follow các chuyên gia và page/ trang web trong lĩnh vực Digital Marketing.
Kỹ năng cập nhật tốt sẽ giúp bạn có hiểu biết về những xu hướng mới trong ngành Digital Marketing. Các “ông lớn” như Facebook, Google, Twitter thường xuyên thay đổi thuật toán và nền tảng quảng cáo trả phí của họ, nếu bạn không tối ưu chiến lược lại hiệu quả thì sẽ bỏ lỡ các cơ hội phát triển.
2.2 Kỹ năng sáng tạo:
Doanh nghiệp theo đuổi Digital Marketing không thể thành công nếu không có kỹ năng sáng tạo. Sau khi đã cập nhật các “trend” mới nhất, bạn sẽ sử dụng tư duy sáng tạo để thiết lập chiến dịch quảng bá phù hợp với doanh nghiệp và đối tượng mục tiêu muốn hướng tới.
2.3 Kỹ năng lập kế hoạch:
Bạn sẽ không thể triển khai một chiến dịch Digital Marketing hiệu quả nếu không lập kế hoạch. Bản kế hoạch cụ thể và chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện và kiểm soát rủi ro hơn.
2.4 Kỹ năng công nghệ:
Làm Digital Marketing không bắt buộc bạn phải hiểu rõ về công nghệ. Nhưng việc nắm được các kiến thức cơ bản về công nghệ như: thiết kế đồ họa, thiết kế web,… sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công việc.
2.5 Kỹ năng thuyết phục:
Kỹ năng thuyết phục kết hợp với kỹ năng phân tích và kỹ năng sáng tạo sẽ giúp bạn đưa ra được các ý tưởng sáng tạo để thúc đẩy doanh nghiệp. Thuyết phục là kỹ năng mềm quan trọng để quyết định bạn có thuyết phục được khách hàng hay không? Thuyết phục nội bộ về ý tưởng của bạn?
3. 10 kiến thức Digital Marketing cơ bản mà doanh nghiệp cần biết?
Lĩnh vực Digital Marketing vô cùng rộng lớn, vậy làm thế nào để bạn tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và nhanh chóng đạt được thành công.
Trước khi làm được điều đó, trước hết bạn cần nắm vững các kiến thức Digital Marketing sau đây:
3.1 Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
SEO là điểm dừng đầu tiên mà doanh nghiệp cần nắm vững căn bản khi bắt đầu chiến dịch tiếp thị Digital. Nói đơn giản SEO là kỹ thuật giúp website của bạn có nhiều lưu lượng truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên của các Search Engine như Google, Bing… Với mục tiêu gia tăng đối tượng mục tiêu chất lượng và khả năng hiển thị của trang web nhờ xếp hạng cao trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
3.2 Tiếp thị công cụ tìm kiếm (SEM)
Cũng giống SEO, Marketing công cụ tìm kiếm là loại hình Digital Marketing nhằm gia tăng lưu lượng truy cập web từ các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, SEM sử dụng quảng cáo trả phí, quảng cáo theo ngữ cảnh, PPC, Cost per impression, CTR và SEO làm công cụ giúp trang web xếp hạng cao trong trình thu thập dữ liệu và lập chỉ mục. Nếu được triển khai đúng cách, SEM sẽ trở thành động lực tăng trưởng lớn nhất cho doanh nghiệp bạn.
3.3 Tiếp thị truyền thông xã hội (SMM)
Khi nói đến Inbound Marketing, Social Media Marketing giữ một vị trí quan trọng. Nó sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter và Instagram để tiếp cận khách hàng tiềm năng và thu hút khách hàng. SMM không chỉ cho phép bạn cập nhật những dòng status, dòng tweet thú vị mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng cộng đồng người theo dõi trung thành. Không chỉ vậy bạn còn hiểu biết rõ hơn sở thích của khách hàng tiềm năng và tương tác với họ thường xuyên.
3.4 Content Marketing
Content Marketing về cơ bản là chiến lược tiếp cận đối tượng mục tiêu, tập trung vào việc tạo ra và cung cấp các nội dung phù hợp, mục đích duy nhất là cung cấp các kiến thức có giá trị và thu hút khách hàng.
Để làm tốt chiến dịch tiếp thị nội dung, doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu từ khóa, gắn link và tạo nội dung nhất quán. Nếu nội dung của bạn được chuẩn bị kỹ càng, hữu ích, thú vị sẽ dễ dàng khiến khách hàng mục tiêu tin tưởng và ủng hộ bạn.
3.5 Email Marketing
Giống như tên gọi, Email Marketing là phương pháp doanh nghiệp gửi thông điệp qua Email đã được cá nhân hóa đến khách hàng tiềm năng. Hiện tại, hình thức tiếp thị qua Email này có tác động lớn đến doanh thu của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ được doanh nghiệp liên lạc cá nhân để cung cấp những thông tin như sản phẩm mới, giảm giá, ưu đãi đặc biệt, khuyến mãi,… Nếu khách hàng cảm thấy hứng thú với thông điệp mà bạn truyền tải, họ sẽ bắt đầu gắn bó lâu dài với website của doanh nghiệp bạn.
3.6 Video Marketing
Video Marketing là chiến lược tiếp thị mà doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mục tiêu thông qua nghe nhìn, nhằm mục đích truyền tải thông điệp đến khách hàng một cách thu hút nhất. Doanh nghiệp sẽ tạo ra các video có tính tương tác và chèn quảng cáo thương hiệu, sản phẩm/ dịch vụ. Đó có thể là video hướng dẫn, livestream sự kiện, viral content, video khách hàng chứng thực (user testimonials) sau khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. Video Marketing chính là tuyệt chiêu giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng ngay tức thì.
3.7 Link Building
Doanh nghiệp học các kiến thức Digital Marketing không thể bỏ qua nghệ thuật xây dựng liên kết. Nếu bạn nhận được backlink từ các site chất lượng chung lĩnh vực đến thì trang web của bạn sẽ tự động tăng độ uy tín. Không chỉ vậy, Link Building còn mang đến cho bạn cơ hội tăng lưu lượng truy cập chất lượng và xây dựng nguồn khách hàng tiềm năng hiệu quả, bền vững.
3.8 Analytics
Phân tích website là kiến thức chủ chốt nếu muốn thành công với Digital Marketing. Analytics giúp doanh nghiệp hiểu được hành vi của khách hàng sau khi truy cập website. Từ đó đưa ra những sửa đổi chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả và xây dựng trang web thu hút, hiệu quả và chuẩn SEO.
3.9 Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
Đây là khía cạnh thường bị bỏ qua trong Digital Marketing. CRM tập trung vào sự phát triển và duy trì mối quan hệ với khách hàng bằng Social Media và SEO. Hệ thống CRM không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng giữ chân khách hàng mà còn giảm chi phí quản lý khách hàng tổng thể.
3.10 Khai phá dữ liệu (Data Mining)
Digital Marketing sử dụng Data Mining để khám phá nguồn dữ liệu về ý kiến phản hồi và hành vi của khách hàng. Nhờ các dữ liệu được khai thác, doanh nghiệp sẽ tối ưu lại website để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường hiện tại và xếp hạng cao hơn trong các trang kết quả tìm kiếm.
Sự xuất hiện của các công nghệ kỹ thuật số đã đưa tiếp thị số phát triển như vũ bão. Các công cụ này không chỉ giúp doanh nghiệp tăng khả năng hiển thị mà còn mang lại nhiều thay đổi lớn so với Marketing truyền thống. Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết Digital Marketing cần học những gì. Hãy nắm chắc các kiến thức và kỹ năng mà Adsmo đã chia sẻ ở trên để giúp doanh nghiệp bạn chiếm lĩnh được vị thế trong thị trường đầy cạnh tranh này.
Xem thêm: