Như bài trước adsmo đã đề cập, trong thời đại bùng nổ thông tin số như hiện nay, việc sở hữu một “website” không còn quá xa lạ đối với các công ty, doanh nghiệp. Vậy để đánh giá và phân tích website có hiệu quả hay không ngoài những tiêu chí như trong phần trước đã đề cập như: mục đích của website, content, UI/UX thì còn những tiêu chí nào, hãy cùng tìm hiểu nhé.
4. Traffic
Hiểu một cách đơn giản thì traffic là lượng người ghé thăm website, đối với bất kì doanh nghiệp nào lượng traffic cũng điều quan trọng. Trước khi khách hàng quyết định có mua hàng hay không họ đều phải ghé vào “cửa hàng” của bạn xem trước rồi mới xét đến khách hàng có khả năng “mua hàng” hoặc khách hàng có đủ các tiêu chí đáp ứng được những mục đích của doanh nghiệp?
Tóm lại, nghiên cứu traffic giúp nhà đầu tư biết được nhu cầu, “hành tung”, sở thích của người dùng là gì từ đó làm mọi cách để tiếp tục thu hút thêm được nhiều khách hơn nữa.
Những đặc điểm cần nắm rõ về traffic để bạn có thể đánh giá được đó là:
- Lượng traffic hàng ngày, hàng tháng
- Số lượt xem trang
- Số trang mỗi phiên
- Thời gian trung bình mỗi phiên
- Tỉ lệ thoát trang
- Tỉ lệ % phiên mới.
- Tỉ lệ % traffic từ nguồn orgonic search
- Điểm chuẩn, các vấn đề nhân khẩu học, vị trí, hành vi người dùng.
Một vài công cụ trợ giúp bạn trong việc đánh giá traffic khi phân tích website:
- Google Analytics
- Quantcast
- SitePrice
5. Tình hình onpage, offpage
Nếu là một SEOer chắc hẳn bạn không lạ lẫm gì với khái niệm onpage hoặc offpage. Nói một cách dễ hiểu SEO Onpage là các phương thức tối ưu hóa các yếu tố hiển thị ngay trên trang web nhằm cải thiện thứ hạng của website trên kết quả của công cụ tìm kiếm. SEO onpage bao gồm Onpage Content và Onpage Code. Ngược lại với SEO onpgage, SEO offpage lại là những kĩ thuật được thực hiện bên ngoài trang web (đi backlink, tương tác mạng xã hội…) cũng nhằm cải thiện thứ hạng của website trên kết quả của công cụ tìm kiếm.
Xem thêm:
Một số yếu tố có thể làm căn cứ đánh giá kết quả SEO on-page và off-page:
- Tối ưu URL: Điều cần ghi nhớ là URL càng ngắn thì khả năng lên top càng cao. Hãy đặt từ khóa trọng điểm – liên quan đến nội dung bài viết của bạn vào URL.
- Tối ưu title: Nếu tile được làm tốt và đủ hấp dẫn, đúng trọng tâm tìm kiếm, họ sẽ click vào bài viết. Mỗi title ngăn cách nhau bằng | hoặc -. Title không được chứa chính xác 100% từ khóa đã có trong URL. Title nên chứa những từ khóa cần SEO on- page cao thứ 2. Title chứa càng nhiều từ khóa càng tốt.
- Các thẻ Heading 1+2+3:
- TOC: Thiết kế TOC thật sự tạo nên khác biệt, tối ưu tốt về trải nghiệm người dùng. Nắm được thuật toán Google Hummingbird & Rankbrain của Google rất thích TOC. Ngoài ra, nếu dùng WordPress bạn có thể sử dụng Plugin TOC Plus.
- Số lượng chữ: Với những trang SEO chính bài viết tối thiểu 1300 chữ, ưu tiên sự tự nhiên có thể chèn nhiều semantic keywords.
- In đậm keyword chính trong bài: Các từ khóa SEO phải được in đậm trong bài viết. Mật độ từ khóa chính rơi vào khoảng từ 1-3%, ngoài ra dàn trải mật độ từ khóa phụ, từ liên quan, từ đồng nghĩa xuyên suốt để tăng độ liên quan giữa các ý.
- Độ dài của bài viết: Độ dài của bài viết là một trong những cách nhanh và dễ nhất của Google để đánh gia sơ bộ xem bài viết của bạn có chuyên sâu và hướng tới người dùng không. Thường số lượng chữ tối ưu cho bài viết sẽ là 1890 từ đến 1900 từ.
- Semantic Keyword: Khác với từ khóa LSI, Semantic Keywords là từ khóa giúp người dùng và Google hiểu được ngữ cảnh/ chủ đề bài viết hơn.
- Số lượng tên miền giới thiệu: backlinks có lẽ là phần quan trọng của off-page. Trình tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm (chủ yếu là Google) được xây dựng từ những “page rank” – thuật toán xem xét đến số lượng và chất lượng các liên kết backlink trở ngược đến website của bạn.
- Link Authority: Không phải backlink từ các website đều có giá trị như nhau. Một liên kết từ một trang có độ tin cậy cao sẽ có giá trị hơn link từ trang có độ tin cậy thấp. Đánh giá website càng cao thì lưu lượng tìm kiếm càng tăng.
- Anchor text: là những từ trong content có chứa link dẫn đến các trang web khác, nên sử dụng đa dang Anchor text liên quan đến hầu hết các từ khóa của trang đích, các từ khóa này phải có sự liên quan đến nhau
- Google My Business: là một hồ sơ kinh doanh của công ty được Google cung cấp miễn phí, muốn hồ sơ này hiển thị được trên Google thì Google my Business phải được tối ưu hóa một cách tối đa.
Một số công cụ hỗ trợ việc đánh giá tình hình onpage, offpage khi phân tích website:
- SEMrush
- Google Analytics
- Ahrefs
- Matomo
Mixpanel