Ngày nay những cụm từ như thương hiệu – biểu trưng thương hiệu – bộ nhận diện thương hiệu – đã trở nên phổ biến và quen thuộc với mọi tầng lớp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa chính xác của bộ ba khái niệm ở trên kia. Biểu trưng thương hiệu (logo) không phải thương hiệu (brand) và càng không phải bộ nhận diện thương hiệu (brand identity). Chúng có những vai trò khác nhau tuy nhiên khi đứng cùng nhau chúng tạo thành một nhóm hình ảnh giúp khách hàng, người tiêu dùng nhận thức được giá trị, sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp.
Chi tiết hơn thì cùng tìm hiểu từ khái niệm Thương hiệu (Brand) là gì?
1. Thương hiệu (Brand) là gì?
Thương hiêu – hay câu chuyện làm thương hiệu – chưa bao giờ là một vấn đề dễ giải quyết, đã có hàng trăm cuốn sách hướng dẫn viết về chủ đề thương hiệu này. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu “thương hiệu” là một tổ chức, dịch vụ hoặc sản phẩm có “tính cách” được định hình bởi nhận thức của khán giả.
Thương hiệu là tài sản vô giá của tổ chức doanh nghiệp, cá nhân bao gồm tổng thể, là một loại hình sản phẩm hay dịch vụ gắn liền với hoạt động sản xuất. Có thể nói thương hiệu chính là phần linh hồn để quyết định sự thành công phát triển của doanh nghiệp.
Nhiều người cho rằng thương hiệu chỉ bao gồm một vài yếu tố như: vài màu sắc, một vài font chữ, logo, slogan và có thể có một số đoạn nhạc được thêm vào trong những sản phẩm truyền thông… Thực tế, thương hiệu phức tạp hơn thế nhiều. Về mặt nhận diện, thương hiệu là cái tên hay dấu hiệu giúp nhận biết một sản phẩm. Một thương hiệu thành công đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh tranh bền vững. Microsoft, IBM, BMW, Coca Cola, Shell…là những ví dụ điển hình về thương hiệu doanh nghiệp.
“Sản phẩm là thứ được làm ra từ trong nhà máy, thương hiệu là thứ mà khách hàng mua. Sản phẩm là thứ có thể bị bắt chước một cách dễ dàng. Thương hiệu là độc nhất vô nhị. Một sản phẩm có thể bị lỗi thời nhanh chóng, thương hiệu là trường tồn” – Stephen King.
2. Biểu trưng thương hiệu (Logo)
Để hiểu logo là gì, trước tiên ta phải hiểu nó là cái gì. Theo định nghĩa của pháp luật Việt Nam, “Biểu tượng thương hiệu (logo) là một phần tử đồ họa, ký hiệu, hoặc biểu tượng (icon) của một thương hiệu hoặc nhãn hiệu và đi cùng mặt chữ kiểu của nó, tức là được xếp bộ trong một mặt chữ độc đáo hoặc xếp đặt trong một cách cá biệt”. Logo được tạo ra bao gồm những ẩn ý, mang tính hàm súc, biểu tượng cho sức mạnh, thay thế cho cách diễn đạt bằng lời nói của một cá nhân hay doanh nghiệp tổ chức nào đó“.
Vậy tóm gọn lại: Logo là sản phẩm trực quan bao gồm hình ảnh hoặc chữ là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận diện thương hiệu.
Phần hình ảnh trong logo: Là các hình biểu tượng, tượng rưng cho các cá tính của sản phẩm/ thương hiệu. Phần hình ảnh này yêu cầu dễ nhận biết, dễ nhớ và gây ấn tượng với người xem.
Phần chữ trên logo: Chữ trên logo thường là tên của thương hiệu được thiết kế với kiểu font cách điệu. Nếu kết hợp với hình ảnh, chữ trên logo cần sử dụng format phù hợp để cùng với phần hình ảnh, tạo nên một dấu hiệu nhận biết phù hợp với doanh nghiệp.
3. Nhận diện thương hiệu là gì? (Brand Identify)
Một vai trò quan trọng trong “thương hiệu” hay “hình ảnh” của một công ty là bộ nhận diện thương hiệu. Nhận diện thương hiệu của một công ty là cách mà công ty đó muốn khách hàng cảm nhận về công ty. Các thành phần cấu thành bộ nhận diện thương hiệu (tên, logo, màu sắc, câu khẩu hiệu, kiểu chữ) được tạo ra để phản ánh giá trị mà công ty mang lại cho khách hàng và thị trường. Những định hướng này đảm bảo rằng đặc điểm của công ty sẽ được giữ thống nhất, giúp khách hàng có thể dễ dàng được nhận ra.
Bộ nhận diện công ty thường bao gồm:
- Logo
- Văn phòng phẩm (letterhead + danh thiếp + phong bì, v.v.)
- Sản phẩm marketing (Tờ rơi, brochure, sách, web, v.v.)
- Sản phẩm & bao bì (Sản phẩm được bán và bao bì chứa trong đó)
- Thiết kế trang phục (Các mặt hàng quần áo, đồng phục cho nhân viên mặc)
- Bảng hiệu, kiến trúc (Thiết kế nội ngoại thất)
- Các phương tiện giao tiếp (âm thanh, intro, outtro, mùi, chạm, v.v.)
- Và bất cứ điều gì khác trực quan đại diện cho doanh nghiệp.
Có rất nhiều công việc khi bắt tay vào Xây dựng bộ Nhận diện thương hiệu mang tính mạnh mẽ và đồng nhất. Tuy nhiên có những điểm chung mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần làm:
Phân tích nội tại và phân tích thị trường: Phân tích SWOT sẽ cho bạn cái nhìn đầy đủ về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp. Điều này giúp lãnh đạo công ty nhìn nhận rõ vị thế của mình và xác định điểm đích nơi mình muốn đến.
Xác định mục tiêu kinh doanh chính: Nhận diện thương hiệu cần phải là sự hiện thực hóa các mục tiêu kinh doanh.
Xác định khách hàng mục tiêu: Công ty đang cố gắng bán sản phẩm và dịch vụ cho ai?
Xác định tính cách và thông điệp muốn truyền tải: Công ty muốn thị trường nhìn nhận về thương hiệu của mình như thế nào?
Đăng ký nhận diện thương hiệu có rất nhiều tác dụng rất lớn đối với doanh nghiệp, đa phần các doanh nghiệp đều biết tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ tác dụng cũng như tầm quan trọng của nó:
Nhận diện thương hiệu của mình so với các thương hiệu khác, nhờ vào sự nhận biệt thương hiệu riêng biệt này giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình đối với khách hàng.
- Củng cố niềm tin của doanh nghiệp của mình đối với khách hàng. Đối với một thương hiệu chất lượng, phát triển vững bền thì sẽ có được tín nhiệm từ đối tác cũng như khách hàng.
- Tăng lợi thế trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, tâm lý của nhà đầu tư cũng như khách hàng, thương hiệu càng chất lượng càng có độ tin cậy cao.
- Giảm bớt chi phí quảng cáo cho thời gian về lâu dài, khi thương hiệu đã có được địa thế trong nền kinh tế thì khách hàng và đối tác sẽ tự tìm đến mà không cần phải quảng cáo.
Như vậy việc đăng ký thương hiệu hợp pháp chính là bảo hộ tốt quyền thương hiệu và sự phát triển vững bền cho một doanh nghiệp.