Bảo hộ thương hiệu là gì? Trong bối cảnh kinh doanh vô cùng cạnh tranh, thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của bảo hộ thương hiệu. Để thành công doanh nghiệp phải tìm cách duy trì mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Chỉ một chút lợi thế cạnh tranh cũng giúp doanh nghiệp có được những thành tựu nhất định. Chính vì vậy, bảo hộ thương hiệu chính là ưu tiên quan trọng hàng đầu.
1. Bảo hộ thương hiệu là gì?
Bảo hộ thương hiệu là quá trình bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các công ty và thương hiệu của họ, nhằm chống lại các bên giả mạo, xâm phạm thương hiệu bất hợp pháp.
Theo Luật, bảo hộ thương hiệu chính là hành động bảo hộ những dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân này với các tổ chức cá nhân khác.
Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định nhãn hiệu chính là dấu hiệu phân biệt hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau.
Bảo hộ nhãn hiệu là công cụ pháp lý của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu khỏi sự xâm phạm của các chủ sở hữu khác. Nó bao gồm tất cả hình ảnh, màu sắc, kiểu chữ, từ ngữ liên quan đến nhãn hiệu như Logo, Slogan, Tên nhãn hiệu.
Tuy nhiên hiện nay, bảo hộ thương hiệu không chỉ dừng lại ở nhãn hiệu doanh nghiệp phải bảo vệ các tài sản trí tuệ phong phú khác để đảm bảo không bị bên thứ ba xâm phạm thương hiệu và sản phẩm. Đó là những yếu tố nào, hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo.
2. Một số tài sản thương hiệu cần bảo hộ
2.1 Trade Dress (Hình ảnh thương mại tổng thể)
Trong luật bảo hộ nhãn hiệu bao gồm tên thương hiệu, tên sản phẩm, slogan, logo và các điểm nhận dạng của thương hiệu. Cũng giống như nhãn hiệu, Trade Dress cũng chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ. Theo luật nhãn hiệu Hoa Kỳ, Trade Dress được bảo hộ bằng cách đăng ký để chống lại các hành vi vi phạm có khả năng khiến khách hàng nhầm lẫn. Các hình thức của Trade Dress là nhãn hàng hoặc bao bì, hoặc các yếu tố xác định nguồn gốc khác, bao gồm cả thiết kế sản phẩm cũng có thể được bảo hộ.
Để nhận được sự bảo hộ, Trade Dress phải có yếu tố thiết kế cụ thể, nhất quán, “phong cách” hoặc “chi tiết đồ họa” của một sản phẩm không đủ điều kiện để bảo hộ. Ngoài ra, các các yếu tố thiết kế phải thỏa mãn điều kiện không mang tính chức năng.
Để nhận được sự bảo hộ cho Trade Dress, thiết kế sản phẩm phải được sử dụng trong khoảng thời gian đủ để trở nên phổ biến trong nhận thức của công chúng. Đăng ký bảo hộ Trade Dress là công cụ quý giá để ngăn chặn việc sao chép của các bên thứ 3.
2.2 Design Patent (Bằng sáng chế thiết kế)
Bảo hộ bằng sáng chế thiết kế bao gồm các phần chức năng hoặc “có ích” của một sáng chế, được gọi là bằng sáng chế thiết kế. Ngoài ra các nhà sản xuất cũng có thể nhận được bảo hộ Design Patent cho các khía cạnh phi chức năng của một sản phẩm mới.
Để nhận được bảo hộ, thiết kế phải mới, có hình dạng riêng biệt và không sửa đổi từ thiết kế của một mặt hàng khác hiện có. Nó bao gồm các yếu tố hình dạng, cấu hình của sản phẩm và thiết kế trang trí của một sản phẩm mới đem lại một tiện ích thiết thực.
2.3 Copyright (Bản quyền)
Các doanh nghiệp cũng cần xem bản quyền như một tài sản thương hiệu cần bảo vệ. Bản quyền bảo vệ các tác phẩm gốc của tác giả như nghệ thuật thị giác, âm nhạc hoặc tác phẩm văn học. Các yếu tố như logo, quảng cáo, nhãn hoặc hướng dẫn sử dụng sản phẩm cũng có thể được bảo hộ bản quyền nếu chúng thể hiện mức độ sáng tạo tối thiểu.
Chủ sở hữu bản quyền có khả năng ngăn chặn người khác sao chép, trưng bày, biểu diễn hoặc tạo ra các tác phẩm tái sinh (Derivative works) từ tác phẩm đã có bản quyền của họ. Cũng giống như nhãn hiệu, Trade Dress, bằng sáng chế thiết kế, các tác phẩm có đủ điều kiện bản quyền có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu.
2.4 Trade Secret (Bí mật thương mại)
Bảo hộ Trade Secret đối nghịch với các biện pháp bảo hộ thương hiệu khác. Trong khi các hình thức bảo hộ khác yêu cầu tiết lộ tài sản thì bảo hộ bí mật thương mại yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp để giữ bí mật thông tin.
Bí mật thương mại bao gồm nhiều loại thông tin như thông tin tài chính, kinh doanh, kỹ thuật, công nghệ, miễn là những thông tin đó mang lại những giá trị kinh tế độc lập mà không ai biết hoặc không có sẵn. Ví dụ các liên hệ kinh doanh hoặc phương pháp chế tạo sản phẩm.
3. Tại sao doanh nghiệp phải bảo hộ thương hiệu?
Cũng giống các tài sản kinh doanh có giá trị nào, thương hiệu là điều mà doanh nghiệp cần bảo hộ. Việc không bảo hộ thương hiệu không chỉ làm giảm giá trị thương hiệu mà còn gây tổn hại đến danh tiếng của doanh nghiệp. Một số lý do doanh nghiệp cần phải bảo hộ thương hiệu như:
3.1 Tăng giá trị thương hiệu
Thương hiệu được cấp bằng độc quyền sẽ trở thành tài sản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không bảo hộ thương hiệu, nó sẽ mất giá trị và bị đánh giá là không đáng tin cậy. Giá trị thương hiệu sẽ tăng theo thời gian tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí các thương hiệu thời trang cao cấp như Chanel, LV, Gucci, giá trị thương hiệu còn cao hơn tài sản hữu hình
3.2 Tăng nhận thức thương hiệu
Các doanh nghiệp đang đấu tranh để dành được sự chú ý của người tiêu dùng. Để nổi bật, thương hiệu của bạn phải được quảng cáo trên mọi nền tảng, từ công cụ tìm kiếm, truyền thông xã hội cho đến quảng cáo trong game. Người tiêu dùng bắt gặp thương hiệu hàng ngày là phương pháp hữu hiệu để doanh nghiệp bạn trở nên nổi bật. Tuy nhiên, trước khi quảng bá rộng rãi doanh nghiệp phải bảo hộ thương hiệu tránh bị trùng hoặc xâm phạm. Có như vậy khi thương hiệu tiếp cận người tiêu dùng, họ có thể nhận ra ngay sản phẩm của bạn mà không bị nhầm lẫn với các thương hiệu khác.
3.3 Tăng uy tín và duy trì vị thế
Ngoài khả năng nhận thức thương hiệu, bảo hộ độc quyền nâng cao uy tín và niềm tin của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Đồng thời chứng minh cho khách hàng thấy rằng doanh nghiệp có thể phát triển bền vững, lâu dài. Trong quá trình xây dựng chỉ một thông tin chưa được kiểm chứng, đặc biệt là vấn đề hàng giả, hàng nhái cũng khiến doanh nghiệp mất đi thương hiệu, mất đi thị phần và hình ảnh cũng bị ảnh hưởng.
4. Các cách bảo hộ thương hiệu đúng đắn nhất
Bảo hộ thương hiệu là kiến thức cần thiết với mọi doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách bảo hộ thương hiệu giúp doanh nghiệp chống lại những kẻ vi phạm cả ngoại tuyến và trực tuyến.
4.1 Đăng ký bảo hộ thương hiệu
Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì? Đây là quá trình đảm bảo sự hợp pháp trong kinh doanh sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu lên Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nếu không đăng ký bảo hộ thương hiệu, doanh nghiệp sẽ không có năng lực pháp lý với thương hiệu của mình khi bị kẻ khác lạm dụng, tự ý cắt bỏ logo và tên thương hiệu ra khỏi sản phẩm. Chính vì vậy, đăng ký bảo hộ thương hiệu là bước đầu tiên cần thực hiện để bảo vệ thương hiệu.
4.2 Chống các trang web giả mạo
Trang web giả mạo là những trang web được thiết kế cho mục đích xấu và phạm tội. Chúng có nhiều biến thể và tất cả đều có khả năng gây hại cho thương hiệu của bạn. Doanh nghiệp có thể chống lại vấn đề này bằng cách đăng ký các tên miền có liên quan cho thương hiệu và tìm cách xóa các trang web độc hại.
4.3 Đẩy mạnh hiện diện trên mạng xã hội
Mạng xã hội phát triển như “địa bàn” hoạt động chính của các kẻ giả mạo. Chính vì vậy các doanh nghiệp phải duy trì và đẩy mạnh sự hiện diện trên mạng xã hội để khẳng định thương hiệu là thật. Sử dụng các công cụ báo cáo tại chỗ (on-site reporting tools) và tài khoản bí mật là chiến lược bảo hộ thương hiệu quan trọng để loại bỏ những nguy cơ trên mạng xã hội.
4.4 “Đào tạo” khách hàng
“Đào tạo” khách hàng là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và tiết kiệm chi phí nhất để bảo hộ thương hiệu. Có hai cách để doanh nghiệp đào tạo khách hàng: Một là trang bị cho khách hàng những kiến thức để nhận diện được sự khác biệt giữa sản phẩm chính hãng với hàng giả tốt hơn, tránh bị lừa đảo. Hai là trang bị cho khách hàng kiến thức về tác hại của hàng giả, điều này sẽ khiến họ có xu hướng giảm thiểu việc tìm kiếm và tránh xa các sản phẩm nhái.
Thương hiệu là hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Việc xây dựng thương hiệu dễ nhận biết là con đường dài và đầy thử thách. Một trong những cách tốt nhất để mang đến thành công cho doanh nghiệp chính là bảo hộ thương hiệu khỏi sự sao chép và lợi ích của kẻ khác. Chủ động trong việc bảo hộ danh hiệu và hiểu tầm quan trọng của nó với doanh nghiệp là chiến lược quan trọng để xây dựng thương hiệu.
Xem thêm: