Branding là gì? Không phải ai cũng hiểu rõ tầm quan trọng của nó với doanh nghiệp. Branding chính là những gì mà doanh nghiệp cần để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Nó là thứ có thể giữ chân khách hàng mua lần đầu trở thành khách hàng trung thành.
Hay khiến chính khách hàng trở thành người truyền bá thương hiệu cho bạn. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn thành công thì Branding là quá trình không thể bỏ qua.
Để hiểu rõ hơn về định nghĩa Branding, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu Brand (Thương hiệu) là gì?
1. Branding là gì? Hiểu đúng về khái niệm Branding
1.1 Brand (Thương hiệu)
Thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, biểu tượng hay bất cứ nét đặc trưng nào giúp phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của người bán này với sản phẩm/ dịch vụ của người bán khác (American Marketing Association).
1.2 Branding là gì?
Branding là việc mang lại cho sản phẩm và dịch vụ sức mạnh của một thương hiệu (Kotler & Keller, 2015).
Nếu Brand là nhận thức của mọi người về doanh nghiệp bạn. Thì Branding là tập hợp các hành động mà bạn thực hiện để xây dựng thương hiệu. Nói cách khác, Brand là danh từ và Branding là động từ. Bất cứ hành động nào bạn thực hiện để định hình thương hiệu đều là Branding.
Ví dụ: Bạn thiết kế Logo, đó là Branding
Bạn xây dựng giọng nói thương hiệu (brand voice), đó là Branding
Hay khi bạn cùng team Marketing triển khai chiến dịch quảng cáo, đó là Branding
1.3 Nguồn gốc của “Branding”
Branding xuất hiện vào năm 350, từ gốc của nó là “Brandr”, trong ngôn ngữ Bắc Âu cổ đại nó có nghĩa là “Đốt cháy”. Vào những năm 1500, Branding là dấu hiệu mà các chủ trang trại đánh dấu lên gia súc để biểu thị quyền sở hữu. Đây cũng chính là tiền thân của “Logo” sau này.
Ngày nay, Branding không chỉ dừng lại như vậy, nó là một hệ thống bao gồm sự kết hợp giữa hình ảnh, ngôn ngữ và trải nghiệm khách hàng để góp phần khơi gợi cho khách hàng cảm xúc về thương hiệu.
2. Tại sao Branding lại quan trọng với doanh nghiệp?
Thương hiệu là một trong những tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Vậy vì sao Xây dựng thương hiệu – Branding lại quan trọng như vậy?
2.1 Branding giúp doanh nghiệp nổi bật hơn đối thủ
Các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong kinh doanh dù bất kể quy mô lớn hay nhỏ, ngành nghề và tệp khách hàng mục tiêu như thế nào. Branding giúp bạn thiết lập những cách thức để trở lên khác biệt, đặc biệt, độc đáo và thu hút hơn. Điều này sẽ khiến khách hàng thấy được lý do vì sao họ nên chọn bạn thay vì các công ty khác.
2.2 Xây dựng nhận diện thương hiệu
Để xây dựng thương hiệu thành công thì trước hết Brand của bạn phải dễ nhận biết. Việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm Logo, trang web và tài sản thương hiệu (Brand Equity) khác. Từ đó doanh nghiệp tạo ra phong cách riêng biệt và tăng sự nhận diện thương hiệu trên thị trường.
2.3 Mang đến cho khách hàng trải nghiệm thương hiệu nhất quán
Để doanh nghiệp thành công bạn cần mang đến cho khách hàng những trải nghiệm nhất quán khi họ tương tác với thương hiệu của bạn trên trang web, events hay tài khoản mạng xã hội. Branding cho phép doanh nghiệp kiểm soát cách người tiêu dùng trải nghiệm và cảm nhận về thương hiệu. Hãy đảm bảo nhận thức và trải nghiệm trên các điểm tiếp xúc thương hiệu (brand touchpoints) luôn nhất quán.
2.4 Kết nối với khách hàng và biến họ trở thành khách hàng trung thành
Doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp có thể thúc đẩy và kết nối cảm xúc với khách hàng tiềm năng. Hành trình này sẽ khiến họ thành khách hàng và từ khách hàng thành “fan cuồng” của thương hiệu. Branding chính là cách để bạn làm được những điều này. Các chiến lược Branding sẽ giúp doanh nghiệp kết nối khách hàng sâu hơn và trung thành với thương hiệu.
3. Làm thế nào để Branding thành công?
Dưới đây là những yếu tố của Branding mà doanh nghiệp cần lưu ý để tăng niềm tin của người tiêu dùng với doanh nghiệp:
3.1 Sứ mệnh và tầm nhìn
Tuyên bố sứ mệnh và giá trị thương hiệu là nền tảng của Branding. Sứ mệnh là điều tối quan trọng, nhất là những doanh nghiệp đang từng bước xây dựng danh tiếng. Sứ mệnh nên ngắn gọn, súc tích, thể hiện được mục đích cũng như trình độ của tổ chức. Nếu sứ mệnh là đầu não thì tầm nhìn chính là trái tim của doanh nghiệp, nó là bức tranh chứa đựng cảm hứng và động lực, về những gì mà bạn muốn đạt được trong dài hạn.
3.2 Cẩm nang thương hiệu – Brand Guidelines
Cùng với sứ mệnh và tầm nhìn, chiến lược thương hiệu cũng quan trọng không kém. Chúng được trình bày dưới dạng Brand Guidelines, hay còn được gọi là cẩm nang thương hiệu/ quy chuẩn thương hiệu. Bản hướng dẫn có tác dụng phản ánh, hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh, giúp doanh nghiệp khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, tạo nên tiếng vang, cung cấp khuôn mẫu để ra quyết định và các ý tưởng cho chiến dịch tiếp thị trong tương lai. Brand Guidelines bao gồm tất cả các yếu tố trong phong cách của thương hiệu như màu sắc, phông chữ, phác thảo giọng nói thương hiệu.
3.3 Logo
Logo là bộ mặt của doanh nghiệp. Thiết kế logo chính là cách thức xây dựng thương hiệu cần chú trọng nhất. Trong quá trình thiết kế logo hãy luôn suy nghĩ bạn là ai và bạn muốn khách hàng nhìn nhận về thương hiệu của mình như thế nào. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược thiết kế hiệu quả.
3.4 Website
Thiết kế website cũng là bước xây dựng thương hiệu quan trọng. Trang web chính là văn phòng trên không gian Internet của doanh nghiệp. Khi khách hàng truy cập vào website của bạn, hãy giữ chân họ bằng hình ảnh hấp dẫn, giao diện dễ sử dụng và quan trọng nhất là nó phản ánh được bản sắc của thương hiệu. Cũng giống logo, khi thiết kế website đừng quên tham khảo Brand Guideline để lựa chọn các thành phần của trang web phù hợp như giao diện, bố cục, phông chữ, màu sắc,…
3.5 Các yếu tố khác
Bạn sẽ không thể chỉ áp dụng một cách tiếp cận (one-size-fits-all) cho tất cả khi xây dựng thương hiệu. Phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực, doanh nghiệp sẽ cần thêm các công cụ khác như danh thiếp, bao bì sản phẩm, tờ rơi sự kiện,… Tiến hành đánh giá doanh nghiệp và xác định nhu cầu riêng để phát triển các tài sản thương hiệu phù hợp.
Branding là nền tảng để doanh nghiệp xây dựng giá trị và khách hàng tiềm năng. Trên đây là những thông tin về Branding là gì? Adsmo tin rằng với những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp các bạn xây dựng thương hiệu thành công.
Branding thành công chính là chìa khóa quan trọng giúp tên tuổi của doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường so với các đối thủ khác. Nếu có bất cứ vấn đề nào thắc mắc, các bạn hãy liên hệ ngay với Adsmo để được tư vấn ngay lập tức.
Xem thêm: