Một sản phẩm được đón nhận cũng giúp một doanh nghiệp đạt được thành công. Trong thị trường cạnh tranh, khi mà vai trò của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao, các doanh nghiệp cần các chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả để đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Vậy chiến lược xây dựng thương hiệu là gì? Làm thế nào để triển khai kế hoạch phù hợp với các giá trị của doanh nghiệp và tạo được tiếng vang với khách hàng.
1. Chiến lược xây dựng thương hiệu là gì?
Chiến lược xây dựng thương hiệu là kế hoạch dài hạn để phát triển thương hiệu thành công nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể. Một chiến lược xây dựng thương hiệu được lên kế hoạch và triển khai tốt sẽ tác động đến tất cả khía cạnh của doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp kết nối được với nhu cầu và cảm xúc người tiêu dùng
- Thích nghi được trong môi trường cạnh tranh
- Là cách để doanh nghiệp đáp ứng các mục tiêu tiếp thị
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng.
- Xác định và thể hiện bản thân với khách hàng tiềm năng.
Khi phát triển chiến lược, doanh nghiệp tuân theo một quy trình rõ ràng chính là chìa khóa cho sự thành công.
2. Các loại chiến lược xây dựng thương hiệu
Các loại chiến lược xây dựng thương hiệu có tiềm năng gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Việc lựa chọn chiến lược phụ thuộc vào đối tượng mục tiêu, ngành nghề, ngân sách và chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp.
2.1 Company name branding
Các thương hiệu nổi tiếng đã tận dụng sự phổ biến của tên công ty để nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu. Logo, slogan, bao bì hay màu sắc thường được người tiêu dùng nhận ra khi liên tưởng tới doanh nghiệp nói chung. Ví dụ, các công ty như Coca-Cola, Porsche đã dựa vào chiến lược thương hiệu tên công ty để thu hút khách hàng của họ.
2.2 Individual Branding
Các công ty lớn với nhiều loại sản phẩm nổi tiếng có thể lựa chọn chiến lược xây dựng thương hiệu cá biệt bằng cách đặt tên thương hiệu cho từng sản phẩm. Ví dụ, Apple là công ty mẹ và dựa vào chiến lược xây dựng thương hiệu cá biệt để tiếp thị các thương hiệu khác như Mac, iPhone và iPad.
2.3 Attitude Branding
Đôi khi các công ty không chỉ bán sản phẩm mà còn bán câu chuyện kinh doanh của mình. Chiến lược xây dựng thương hiệu này sẽ giúp doanh nghiệp trở nên sống động hơn nhờ kết nối cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng qua những thông điệp Marketing lồng ghép các yếu tố con người. Nike đã sử dụng chiến lược Attitude Branding không chỉ để bán giày thể thao mà còn có ý nghĩa thúc đẩy lối sống lành mạnh phù hợp với câu slogan cực chất “Just do it”.
2.4 Brand Extension Branding
Một thương hiệu đang phát triển mạnh có thể mở rộng phạm vi kinh doanh bằng chiến lược mở rộng thương hiệu. Đây là cách nhanh nhất để doanh nghiệp đánh chiếm thị phần và tăng giá trị thương hiệu. Các thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới đều sử dụng chiến lược mở rộng thương hiệu để tung ra các dòng giày, túi xách, nước hoa, mỹ phẩm và phụ kiện mới, tất cả đều giữ nguyên bản sắc thương hiệu.
2.5 Private-Label Branding
Các thương hiệu cửa hàng (Store Brand) thành công có thể sử dụng chiến lược nhãn hiệu riêng để cạnh tranh với các nhà bán lẻ lớn hơn. Ví dụ, các hệ thống siêu thị lớn như Kroger với các sản phẩm được sản xuất và bán dưới tên thương hiệu Kroger đã mang đến cho người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn hàng thực phẩm tiết kiệm chi phí hơn.
3. 3 giai đoạn phát triển chiến lược xây dựng thương hiệu
Giai đoạn 1: Trước khi bắt đầu
Chiến lược xây dựng thương hiệu phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể, đối tượng mục tiêu hoặc khách hàng tiềm năng. Hãy đảm bảo doanh nghiệp có đủ tiềm năng để phát triển một chiến lược xây dựng thương hiệu phù hợp với các nhóm đối tượng và đạt được các mục tiêu kinh doanh tổng thể.
Giai đoạn 2: 5 yếu tố để phát triển chiến lược xây dựng thương hiệu
Mỗi doanh nghiệp sẽ có hướng phát triển chiến lược xây dựng thương hiệu riêng. Tuy nhiên, tất cả đều phải có đầy đủ 5 yếu tố cốt lõi dưới đây:
- Tìm ra ý nghĩa thương hiệu (Brand Purpose)
Như Simon Sinek đã nói trong bài diễn thuyết nổi tiếng tại TED Talks: “People don’t buy what you do, they buy why you do it.”. Ý nghĩa thương hiệu chính là yếu tố then chốt đầu tiên mà doanh nghiệp cần xác định để định hướng xây dựng thương hiệu. Nó là lý do tồn tại của thương hiệu, là bức tranh toàn cảnh về những điều mà bạn muốn khách hàng nhận được hoặc tác động của doanh nghiệp với thị trường. Dù gọi nó là “mục đích”, “tuyên bố sứ mệnh” hay “lý do” thì đều phải thể hiện được rõ ràng lý do tồn tại của doanh nghiệp.
Một ý nghĩa thương hiệu hay, rõ ràng, thể hiện được sự thấu hiểu và cái “tâm” trong nghề sẽ chiếm được cảm tình của công chúng. Hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể thực hiện được những gì mình hứa.
- Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu (Brand Value)
Giá trị cốt lõi của thương hiệu nằm ở việc: Bạn muốn đại diện cho điều gì? Cũng giống như Brand Purpose, việc truyền tải được những giá trị rõ ràng sẽ thu hút được khách hàng thay doanh nghiệp chia sẻ những giá trị đó một cách rộng rãi.
Xác định được giá trị thương hiệu rõ ràng sẽ giúp bạn đưa ra được những quyết định kinh doanh và chiến lược đúng đắn như trang web nên thiết kế đơn giản, dễ hiểu hay chi tiết, toàn diện. Sản phẩm nên chú trọng chất lượng hay giá cả. Những giá trị này phải có ý nghĩa và có thể thực hiện được.
- Xây dựng tính cách thương hiệu (Brand Personality)
Tính cách thương hiệu giúp doanh nghiệp định hướng cách giao tiếp, loại nội dung chia sẻ và giọng điệu với khách hàng của mình. Hãy cố gắng mô tả chúng chi tiết nhất có thể. Hình ảnh càng rõ ràng thì càng hữu ích.
Cũng giống con người “hài hước”, “lạnh lùng”, “phóng khoáng”, “cuốn hút”, “khác biệt”,… đây cũng chính là tính cách gắn với thương hiệu, là tính cách mà khách hàng cảm nhận được từ thương hiệu của bạn.
Mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng có bền chặt hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cảm xúc của khách hàng với thương hiệu có tốt hay không?
- Định vị thương hiệu (Brand Positioning)
Định vị thương hiệu là vị trí của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng, nó có ý nghĩa gì với khách hàng, nó có gì khác với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Định vị tạo nên sự gắn kết giữa thương hiệu và khách hàng. Họ sẽ luôn nhớ đến thương hiệu mỗi khi được gợi nhớ về sản phẩm hoặc tính năng nổi bật của sản phẩm.
Để định vị thương hiệu chính xác, doanh nghiệp phải trả lời được 3 câu hỏi: Khách hàng muốn gì? Bạn có thể cam kết sẽ cung cấp cho khách hàng sản phẩm tốt hơn hoặc khác biệt với đối thủ cạnh tranh hay không? Tại sao khách hàng nên tin lời cam kết của bạn?
- Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity)
Yếu tố cuối cùng trong chiến lược xây dựng thương hiệu chính là thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Đây là những tài sản thiết kế hữu hình mà khách hàng có thể trực tiếp nhìn thấy và trải nghiệm như tên thương hiệu, logo, tagline, bảng màu, typography, hình dạng,…
Mục tiêu của yếu tố này là để khách hàng có thể nhận ra thương hiệu của bạn mọi lúc, kể cả khi không thấy tên thương hiệu. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải có chiến lược đúng đắn và nhất quán để làm nổi bật ý nghĩa thương hiệu, giá trị, tính cách thương hiệu và lợi ích trên các tài liệu/ điểm tiếp xúc thương hiệu.
Giai đoạn 3: Hoàn thiện và kiểm tra
Nếu bạn đang thiếu một trong các yếu tố trên hãy dành thời gian để hoàn thiện chúng. Nếu thực hiện nghiêm túc chiến lược xây dựng thương hiệu ngay từ đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc, nhất quán và hiệu quả.
Ở giai đoạn này khi đã phát triển chiến lược xây dựng thương hiệu, bạn hãy tiếp tục kiểm tra tất cả các điểm tiếp xúc như trang web, mạng xã hội đã đảm bảo phù hợp chưa, hãy đảm bảo nó thể hiện đúng giá trị và mục đích trong mọi việc bạn làm.
4. Thế nào là một chiến lược xây dựng thương hiệu thành công?
Một chiến lược xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và thành công phải đảm bảo có đủ 5 đặc tính sau:
4.1 Tính đồng nhất
Không chiến lược xây dựng thương hiệu nào có thể duy trì nếu không có sự đồng nhất giữa các kênh và chiến dịch tiếp thị. Cần có kết nối rõ ràng từ nền tảng/ quảng cáo này đến nền tảng/ quảng cáo khác. Đảm bảo khách hàng không nhận được ý kiến trái chiều về thương hiệu hay nhầm lẫn các thông điệp.
4.2 Khả năng thích ứng
Mặc dù thương hiệu cần duy trì tính nhất quán giữa các chiến dịch tiếp thị, nhưng điều đó không có nghĩa là bỏ qua sự điều chỉnh và khả năng thích ứng. Trong chiến lược xây dựng thương hiệu phải bao gồm các điều chỉnh không thường xuyên.
4.3 Tập trung vào khách hàng
Quan điểm của khách hàng chính là trung tâm của mọi hoạt động xây dựng thương hiệu. Bao gồm việc tìm kiếm thị trường và làm cho khách hàng hài lòng thông qua các nỗ lực sáng tạo. Nhắm và thu hút đúng đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn dễ dàng giữ chân họ. Hãy để cho khách hàng thấy rằng họ luôn được quan tâm.
4.4 Bám sát vào các thống kê và dữ liệu
Nếu không tập trung vào số liệu thống kê và dữ liệu, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội cũng như hiểu biết về các thông tin liên quan. Bạn cần diễn giải những con số và xem xét chúng có mối liên quan gì với mục tiêu chiến lược của bạn. Nắm vững các số liệu sẽ giúp doanh nghiệp phân tích được đối thủ cạnh tranh và giành lấy cơ hội vượt qua họ.
4.5 Sự giao tiếp
Một đặc tính vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của chiến lược xây dựng thương hiệu là khả năng truyền đạt thông tin xuyên suốt toàn bộ thương hiệu. Tất cả các bộ phận của thương hiệu phải có cùng một cách giao tiếp để giữ được lòng trung thành của khách hàng. Đảm bảo chiến lược của bạn thúc đẩy nhân viên giao tiếp với nhau và với khách hàng đúng ý tưởng thương hiệu.
Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng thương hiệu, hãy đến ngay với Adsmo. Đội ngũ chuyên gia tài năng của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng tầm thương hiệu với những chiến lược xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và phù hợp nhất.
Xem thêm: