Đằng sau sự thành công của một chiến dịch Marketing Online không thể thiếu bản kế hoạch hiệu quả. Lập kế hoạch chính là bước đầu tiên và quan trọng, giúp doanh nghiệp định vị sản phẩm mới trên thị trường Internet so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên đây không phải là việc đơn giản, kể cả với các Marketers đã có vài năm kinh nghiệm.
Nếu bạn chưa biết cách bắt đầu từ đâu thì hãy đọc bài viết này. Với 9 bước lập kế hoạch Marketing Online cho sản phẩm mới dưới đây sẽ phần nào giúp bạn biết cách triển khai một bản kế hoạch Marketing trực tuyến đúng đắn.
1. Tại sao cần lập kế hoạch Marketing Online cho sản phẩm mới?
Việc tung ra sản phẩm mới, đặc biệt quảng bá chúng là việc không hề đơn giản, nhất là nếu bạn chỉ là doanh nghiệp Start-up hoặc công ty nhỏ. Con đường khôn ngoan nhất để mang sản phẩm mới đến gần với khách hàng trong thời đại công nghệ 4.0 chính là Marketing Online. Tuy nhiên, để chiến dịch tiếp thị thuận lợi, trước tiên bạn sẽ cần đến “bản đồ” để biết được đâu là hướng đi chính xác, cách để đến điểm đích và điều chỉnh con đường nếu cần thiết. Và đó chính là kế hoạch Marketing Online cho sản phẩm mới.
Nếu không có kế hoạch Marketing Online cụ thể, doanh nghiệp của bạn sẽ không thể đánh giá được thực tế chiến dịch tiếp thị có thành công hay không, thậm chí là bỏ lỡ cơ hội phát triển. Một kế hoạch Marketing Online đúng đắn không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí tiếp thị, mà còn góp phần đo lường chính xác kết quả, phạm vi tiếp cận, lợi thế cạnh tranh, độ phủ sóng sản phẩm mới và đạt doanh số bán hàng mong đợi.
2. 9 bước lập kế hoạch Marketing Online cho sản phẩm mới hiệu quả
Bản kế hoạch Marketing Online có nhiều điểm tương đồng với kế hoạch Marketing truyền thống. Hiện nay, có nhiều cách để xây dựng kế hoạch Marketing Online. 9 bước lập kế hoạch Marketing Online cho sản phẩm mới trong bài viết này dựa trên chiến lược Marketing của Allan Dib trong cuốn sách “Kế hoạch Marketing trên một trang giấy” (Tên tiếng anh: The 1-page marketing plan).
9 bước lập kế hoạch Marketing Online cũng được chia thành 3 chặng:
2.1 Chặng trước: Khách hàng tiềm năng
Đối tượng mục tiêu trong giai đoạn này được gọi là khách hàng tiềm năng. Khách hàng tiềm năng sẽ tìm hiểu về bạn thông qua các kênh Marketing Online và thể hiện sự quan tâm. Cuối chặng 1, khách hàng tiềm năng sẽ biết đến sản phẩm/ dịch vụ và trở thành khách hàng quan tâm.
Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu trên Internet cụ thể
Không phải bất cứ khách hàng trực tuyến nào cũng quan tâm và có nhu cầu mua sản phẩm của bạn. Chính vì vậy, nếu ngân sách tiếp thị của bạn hạn chế, hãy tập trung vào thị trường ngách.
Đầu tiên, hãy chia thị trường mục tiêu thành các phân khúc thị trường thích hợp dựa trên chỉ số PVP (Personal Fulfillment, Value to the Marketplace và Profitability). Mỗi phân khúc thị trường sẽ được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí trên theo thang điểm 10.
Để chọn lọc được thị trường bạn luôn phải suy nghĩ khách hàng tiềm năng của bạn là ai. Điều này sẽ giúp bạn hình dung được chân dung khách hàng tiềm năng chi tiết bao gồm giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội, trình độ học vấn, thu nhập, sở thích).
Bước 2: Tạo thông điệp đến thị trường mục tiêu
Sau khi xác định mục tiêu tiếp thị, bạn phải tìm cách truyền tải mục tiêu cho khách hàng tiềm năng, hay còn được gọi là thông điệp tiếp thị. Đây là bước quan trọng giúp thương hiệu của bạn đi vào tâm trí khách hàng.
Tạo thông điệp đến thị trường hiệu quả không chỉ thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng mà kích thích họ thực hiện hành động. Thông điệp mà doanh nghiệp cần truyền tải đến khách hàng chỉ có một mục tiêu duy nhất, mục tiêu này phải được nêu rõ ràng và đồng nhất giữa tất cả kênh Marketing Online.
Một thông điệp tiếp thị thành công không phải nói về bạn hay doanh nghiệp mà là về khách hàng, nhu cầu và sở thích của họ.
Bước 3: Tiếp cận thị trường mục tiêu với các kênh Marketing Online
Để khách hàng tiềm năng tiếp nhận thông điệp về sản phẩm mới, doanh nghiệp phải sử dụng các kênh Marketing Online. Tiêu chí đầu tiên để đánh giá một chiến dịch Marketing Online thành công là chỉ số ROI (lợi nhuận mang về nhiều hơn chi phí đầu tư). Theo Allan Dib nên sử dụng nhiều kênh quảng cáo.
Đây là bước tốn kém nhất trong kế hoạch tiếp thị trực tuyến. Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương tiện như: quảng cáo Facebook, quảng cáo Google, Social Media hay Email Marketing, Mobile Marketing.
2.2 Chặng trong: Người quan tâm
Mục tiêu chính của chặng này chính là Lead. Hay nói cách khác, khách hàng tiềm năng sẽ thích và mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn lần đầu. Việc khách hàng quyết định mua hàng lần đầu tiên chính là kết quả cần đạt được trong giai đoạn này.
Bước 4: Giữa chân người quan tâm
Không phải khách hàng tiềm năng nào cũng sẵn sàng mua ngay sản phẩm/ dịch vụ mới của bạn. Họ sẽ trải qua quá trình so sánh và đánh giá với các đối thủ cạnh tranh. Thu thập cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng là quá trình bạn lưu thông tin liên hệ của họ. Tuy nhiên trước đó bạn phải nói với khách hàng về sản phẩm của mình, nhận phản hồi thông qua các form biểu mẫu, sau đó lưu lại câu trả lời vào cơ sở dữ liệu và liên tục giữ liên tục với họ.
Bạn bắt buộc phải hoàn thành bước này để có thể bắt đầu nuôi dưỡng khách hàng và chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự. Nếu khách hàng tiềm năng đã thực sự tin tưởng vào thương hiệu của bạn, họ sẽ mua hàng nhiều lần.
Bước 5: Chăm sóc những người quan tâm
Doanh nghiệp thường xuyên liên lạc với khách hàng tiềm năng Online thông qua các công cụ như bản tin Email, SMS,…. Đừng lo lắng điều này sẽ làm phiền khách hàng. Mục đích của việc chăm sóc không phải là đưa ra lời đề nghị cho khách hàng tiềm năng khi họ không có nhu cầu mà là mang đến các giá trị như mẹo hữu ích, hướng dẫn, video thông tin, bài báo, thông tin sản phẩm mới, cập nhật mới,…
Bước 6: Chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách mua hàng
Bước này các đối tượng sẽ từ khách hàng tiềm năng chuyển sang tin tưởng doanh nghiệp bạn. Và cuối cùng là chi tiền cho sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Sau khi đã mang đến cho khách hàng nhiều giá trị, bạn mới đưa ra đề nghị sẽ tăng khả năng chuyển đổi hơn.
Điều quan trọng là bạn phải tạo ra hình ảnh tích cực cho thương hiệu, không nên hứa quá nhiều hay chào hàng dồn dập. Đào tạo khách hàng tiềm năng để họ thấy rằng bạn là một chuyên gia và tin tưởng bạn.
2.3 Chặng sau: Khách hàng
Trong giai đoạn này, đối tượng mục tiêu sẽ được gọi là khách hàng. Khách hàng tin tưởng, thường xuyên mua hàng và giới thiệu cho người thân, bạn bè. Giai đoạn này có thể kéo dài suốt đời.
Bước 7: Xây dựng “bộ lạc” người hâm mộ với trải nghiệm đẳng cấp thế giới
Một doanh nghiệp thành công sẽ có người hâm mộ. Khi đã có “bộ lạc” người hâm mộ cuồng nhiệt này, việc ra mắt sản phẩm mới trở nên dễ dàng hơn. Chính vì vậy, bạn hãy học cách xác định được nhu cầu của khách hàng.
Mục tiêu của Marketing Online còn tiến xa hơn một giao dịch mua hàng. Trong thị trường kinh doanh trực tuyến cạnh tranh khốc liệt, điều khách hàng mong muốn là mua hàng từ một công ty có thể mang đến cho họ trải nghiệm tuyệt vời. Nếu làm được điều này, xin chúc mừng, doanh nghiệp bạn đã có những người hâm mộ trung thành nhất.
Bước 8: Gia tăng giá trị vòng đời của khách hàng
Chuyển đổi khách hàng hiện tại mua sản phẩm mới dễ hơn nhiều so với khách hàng hoàn toàn mới. Gia tăng giá trị vòng đời của khách hàng chính là tìm cách tăng số tiền mà họ chi trả cho các sản phẩm của bạn. Bước này doanh nghiệp quay lại việc cung cấp các giá trị cho khách hàng.
Bước 9: Điều khiển và thúc đẩy lời giới thiệu
Phụ thuộc vào truyền miệng là một chiến lược thất bại. Thay vào đó hãy xây dựng hệ thống nơi khiến mọi người mong đợi bạn đưa cho họ những lời giới thiệu. Hoặc khiến khách hàng hiện tại giới thiệu doanh nghiệp với người khác. Hiện nay việc đăng bài giới thiệu, đánh giá trên các hội nhóm trên mạng xã hội rất được ưa chuộng và hiệu quả, đặc biệt là các hội nhóm về ẩm thực, mỹ phẩm,…
Đây là tất cả 9 bước lập kế hoạch Marketing Online cho sản phẩm mới dựa trên “Kế hoạch Marketing trên một trang giấy” của Allan Dib. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết cách triển khai kế hoạch đúng đắn.
Nếu bạn còn gặp khó khăn trong việc xây dựng một Marketing Online Plan, hãy liên hệ với Adsmo để nhận tư vấn ngay.
Xem thêm: