Content Marketing đã trở thành một phần quan trọng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Các thương hiệu thành công luôn tạo ra được sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh bằng những câu chuyện và hình ảnh hấp dẫn. Brand Story là xu hướng tiếp thị được nhiều maketers sử dụng để làm cho thương hiệu in sâu trong tâm trí của khách hàng. Nếu bạn đang tự hỏi câu chuyện thương hiệu là gì? Vậy bài viết này là dành cho bạn.
1. Câu chuyện thương hiệu là gì?
Nếu cho rằng chỉ viết lịch sử hình thành doanh nghiệp đã đủ để chinh phục “trái tim” của khách hàng, thì bạn cần phải xem xét lại chiến lược nội dung của mình. Quá trình thành lập và hoạt động của công ty chỉ là một phần của câu chuyện thương hiệu thành công.
Một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn phải lồng ghép được cả sự thật và cảm xúc mà bạn muốn gắn liền với doanh nghiệp. Đồng thời truyền được cảm hứng cho khách hàng.
Trên thực tế, Brand Story là quảng cáo sáng tạo mà bạn không cần mô tả thương hiệu mà thay vào đó sẽ chú trọng nhấn mạnh vào trải nghiệm khách hàng, sự tiện lợi, các giá trị của doanh nghiệp.
Câu chuyện thương hiệu không chỉ là một bài viết mà còn là thông điệp mà thương hiệu gửi đến khách hàng. Một câu chuyện thương hiệu thành công sẽ trở thành “lời truyền miệng”, mọi người biết đến công ty thông qua những trải nghiệm tích cực của khách hàng thực tế.
Xem thêm: Chiến lược câu chuyện thương hiệu
2. 8 bước viết câu chuyện thương hiệu hấp dẫn cho doanh nghiệp
Người viết câu chuyện thương hiệu đòi hỏi phải có kỹ năng vượt trội cũng như hiểu biết sâu sắc về mục tiêu kinh doanh và đối tượng mục tiêu. 8 bước đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn tạo lên câu chuyện thương hiệu hấp dẫn.
2.1 Bước 1: Xác định sứ mệnh và tính cách thương hiệu
Bạn cần xác định rõ sứ mệnh kinh doanh để câu chuyện thú vị và hiệu quả hơn. Những giao tiếp, tương tác với khách hàng phải dựa trên giá trị và sứ mệnh doanh nghiệp theo đuổi.
Sau khi đã có tuyên bố sứ mệnh và các giá trị, hãy xác định những thế mạnh riêng làm cho doanh nghiệp độc nhất trên thị trường, tính cách và tiếng nói thương hiệu.
Đề cập liên tục đến sứ mệnh và tính cách thương hiệu trong Brand Story sẽ truyền tải các giá trị thương hiệu đến mọi người tốt nhất. Tại ADSMO, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn tầm nhìn và sứ mệnh giúp doanh nghiệp hoạch định sự phát triển trong tương lai.
2.2 Bước 2: Làm cho câu chuyện thương hiệu trở lên hấp dẫn
Cách tốt nhất để làm cho Brand Story trở lên hấp dẫn là “nhân hóa” nó thành con người. Chỉ cần thêm động lực, sự thúc đẩy, cảm xúc và lòng khát khao đã đủ để khách hàng thấy được con người đằng sau doanh nghiệp thay vì chỉ là dòng chữ vô tri vô giác. Cùng với đó là sự đam mê và những thách thức mà doanh nghiệp đã vượt qua trong suốt chặng đường hình thành, phát triển như ngày hôm nay. Cũng như cách mà khách hàng và trải nghiệm của họ ảnh hưởng đến quan điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Để câu chuyện thương hiệu trở lên nhân văn hơn hãy bổ sung thêm các “case studies” hoặc câu chuyện của nhân viên. Đây chính là đòn bẩy để câu chuyện thương hiệu “chạm” đến cảm xúc của người đọc.
2.3 Bước 3: Kể chuyện thương hiệu – Storytelling
Trước khi viết bạn phải biết được điểm chung của những câu chuyện thương hiệu điển hình. Hãy thêm các nhân vật chính vào cốt truyện cùng với một số chi tiết quan trọng (như sự xung đột) để thu hút người đọc.
Kể câu chuyện thu hút sẽ thúc đẩy khách hàng tiềm năng nghiên cứu thêm về thương hiệu. Brand Story không cần dài nhưng hãy cố gắng để người đọc liên tưởng được từ những câu chữ đến thực tiễn. Hãy xác định nhân vật chính và để họ lan tỏa giá trị doanh nghiệp.
2.4 Bước 4: Tạo ra các nhân vật chính trong câu chuyện
Căn cứ cho câu chuyện thương hiệu không bắt buộc phải là trải nghiệm thực tế. Nó có thể được kể thông qua một nhân vật hư cấu. Bạn có thể “gửi gắm” vào họ bất cứ tiếng nói hay vai trò nào để truyền tải câu chuyện về thương hiệu. Nhân vật hư cấu Ronald McDonald của McDonald đã giữ vai trò là người kể chuyện thương hiệu trong nhiều thập kỷ ngay cả trước khi Content Marketing trở thành một phần quan trọng trong tiếp thị.
2.5 Bước 5: Thêm hình ảnh
Để câu chuyện thương hiệu in sâu vào tâm trí khách hàng hãy làm cho nó trở lên sống động hơn. Thêm các hình ảnh trực quan vào Brand Story chính là phương thức giao tiếp hiệu quả, thúc đẩy mọi người ghi nhớ câu chuyện một cách sâu sắc hơn. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy câu chuyện thiếu điểm nhấn hãy thêm hình ảnh để làm cho thông điệp sinh động hơn.
2.6 Bước 6: Luôn nhất quán
Cố gắng duy trì sự nhất quán với mọi giá trị mà bạn chia sẻ. Ngày nay khách hàng rất “nhạy cảm” với sự thiếu trung thực, chính vì vậy, hãy tránh mọi thứ gây nhầm lẫn cho khách hàng. Khách hàng sẽ đánh giá thương hiệu dựa vào các giác quan, nếu cảm thấy doanh nghiệp làm mất lòng tin từ họ, có khả năng bạn sẽ mất một lượng khách hàng tiềm năng.
2.7 Bước 7: Tạo ra sự khác biệt
Để khách hàng nhận thức thương hiệu hãy tạo ra sự khác biệt cho riêng mình. Sẽ tốt hơn nếu câu chuyện thương hiệu đề cập và giải quyết được những vấn đề xã hội đang nảy sinh, ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng.
2.8 Bước 8: Chia sẻ câu chuyện thương hiệu
Bây giờ bạn đã có một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn. Vậy tiếp theo nên làm gì? Chia sẻ nó rộng rãi với khách hàng tiềm năng của mình. Hãy suy nghĩ về những nơi mà khách hàng có thể nhìn thấy và khám phá câu chuyện thương hiệu. Đó có thể là một trang Web, tạp chí, email hay mạng xã hội.
Câu chuyện thương hiệu không chỉ quan trọng với khách hàng mà còn tác động đến các hoạt động tiếp thị khác. Một Brand Story được viết tốt sẽ giúp các nhà tiếp thị đưa được ý tưởng và chiến dịch quảng cáo phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Câu chuyện thương hiệu chính là cách để doanh nghiệp tạo ra khách hàng tiềm năng tự nhiên.
Nếu bạn cần hỗ trợ viết câu chuyện thương hiệu và phát triển thương hiệu mạnh mẽ hay liên hệ ngay với ADSMO để được tư vấn.
Xem thêm: