Trong những năm gần đây, công nghệ Marketing 4.0 phát triển như vũ bão. Hàng loạt Platform trong Marketing mới xuất hiện để đáp ứng trải nghiệm của người dùng và nhu cầu quản lý tương tác khách hàng của doanh nghiệp.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một khái quát Platform trong Marketing là gì và 7 nền tảng Digital Marketing xu hướng trong bài viết này.
1. Khái quát Platform trong Marketing
Để tìm hiểu sâu hơn về nền tảng trong Marketing hay Digital Marketing Platform là gì? Chúng ta cần biết Platform là gì?
1.1 Định nghĩa Platform (nền tảng)
Trong cuốn “Cuộc cách mạng nền tảng” (Platform Revolution), định nghĩa Platform được đề cập như sau: “Nền tảng là hình thức kinh doanh dựa trên việc kích hoạt sự tương tác tạo-nên-giá-trị giữa các nhà sản xuất bên ngoài với người tiêu dùng. Mục đích tổng thể của nền tảng: để tương thích hoàn toàn giữa người dùng với sự thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ hoặc tiền tệ xã hội, qua đó kích hoạt việc tạo ra giá trị cho tất cả người tham gia.”
Platform chính là nền tảng kết nối người bán và người mua. Người bán là người tạo ra giá trị và người mua là người tiêu thụ những giá trị đó.
Trong thời đại số, Platform đã trở thành thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực Marketing.
1.2 Platform trong Marketing là gì?
Xu hướng Marketing ngày nay đòi hỏi doanh nghiệp cần một nền tảng mạnh mẽ và khả năng theo kịp nền tảng đó. Trước kia, Marketing chỉ đơn giản là hấp dẫn nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, hiện tại, hoạt động tiếp thị đã trở thành một quá trình quản lý trải nghiệm khách hàng phức tạp, từ việc thu hút sự chú ý của người dùng cho đến khi đạt được sự trung thành của khách hàng. Quá trình này diễn ra ở mọi kênh (bảng hiệu, trang web, mạng xã hội,…) trên mọi thiết bị.
Quy trình quản lý tương tác với khách hàng này sẽ không thể thực hiện được nếu không có nền tảng hỗ trợ.
Marketing Platform là hệ thống ghi chép cốt lõi của hoạt động Marketing bao gồm cách thức để tổ chức, sắp xếp, lập kế hoạch và đo lường trải nghiệm của khách hàng trên các kênh, ứng dụng với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy sự tương tác của khách hàng – Theo Marketo.
1.3 Digital Platform là gì?
Một khái niệm cũng được quan tâm trong vấn đề Platform trong Digital Marketing chính là Digital Platform là gì?
“Không giống như website, banner, ứng dụng facebook hoặc một quảng cáo 30 giây, digital platform là nền tảng digital với những hoạt động thường xuyên không ngừng nghỉ (always-on environment), cho phép thương hiệu chạy một hoặc nhiều chương trình cụ thể.” – Theo Brandvietnam.
Nhìn chung, mục đích của Platform chính là thông qua đó doanh nghiệp có thể tương tác nhiều hơn với khách hàng. Một số thương hiệu dùng Digital Platform để tạo ra một trải nghiệm đáng nhớ kết hợp với giải pháp kinh doanh, xây dựng thương hiệu. Hay một số thương hiệu lại muốn kết nối người dùng với nhau.
2. 7 nền tảng Digital Marketing hàng đầu
Các doanh nghiệp có quá nhiều nền tảng để triển khai kế hoạch tương tác khách hàng với thương hiệu. Cùng Adsmo tìm ra 7 nền tảng Digital Marketing mạnh mẽ nhất hiện nay để các doanh nghiệp có thể lựa chọn để triển khai chiến dịch Marketing thành công.
2.1 Social Media
Người tiêu dùng ngày nay phụ thuộc vào các nền tảng Social Media. Chúng cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng theo nhiều cách. Mỗi Platform có một cách để nhà tiếp thị tạo chiến dịch quảng cáo trả phí và phân khúc đối tượng mục tiêu để hiển thị quảng cáo khác nhau.
Các Social Media Platform phổ biến ở Việt Nam là:
- Youtube
- Tiktok
- Zalo
Để chọn được nền tảng phù hợp với thương hiệu, nhà tiếp thị cần biết: Tệp khách hàng của bạn có ở đó không, họ có tương tác với thương hiệu không và nền tảng đó có phù hợp với cá tính của thương hiệu.
Ví dụ: Nếu thương hiệu bạn muốn nhắm đến đối tượng thế hệ trẻ, giới tính nữ thì Instagram là lựa chọn hàng đầu. Nền tảng này có lượng người dùng là nữ giới nhiều hơn nam giới và có nhiều người dùng dưới 25 tuổi hơn các nền tảng khác.
Nếu doanh nghiệp của bạn theo mô hình B2B thì chiến dịch truyền thông sẽ thành công hơn trên Linkedin, một nền tảng với người dùng chủ yếu là các chuyên gia, ở đây bạn không chỉ kết nối được với các doanh nghiệp Việt mà còn tìm được các đối tác tiềm năng ở thị trường nước ngoài.
2.2 Influencer Marketing
Influencer Marketing là nền tảng hiệu quả để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu. Thay vì quảng cáo trực tiếp, thương hiệu có thể truyền tải thông điệp đến khách hàng bằng cách hợp tác với người nổi tiếng hoặc chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể.
Sử dụng sức mạnh của người có ảnh hưởng, doanh nghiệp có thể:
- Xây dựng nhận diện thương hiệu rộng rãi
- Tăng độ tin cậy thương hiệu
- Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu
- Tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng chất lượng, tỷ lệ chốt đơn cao
- Tăng tỷ lệ ROI, mang về nhiều lợi nhuận trên chi phí đầu tư
Tuy nhiên, nền tảng Digital Marketing này không có một khuôn mẫu nhất định, mỗi chiến dịch sẽ phù hợp với influencer khác nhau. Để có một chiến dịch Influencer Marketing thành công, việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải chọn đúng người nổi tiếng phù hợp với đối tượng mục tiêu. Sau đó, xây dựng một câu chuyện phù hợp với thương hiệu và influencer.
2.3 Email Marketing
Email Marketing cho phép doanh nghiệp kết nối với khách hàng cũ/ khách hàng tiềm năng bằng cách gửi cho họ các bản tin/ ưu đãi dựa trên lịch sử mua sắm/ tương tác với thương hiệu trước đó.
Đây là một trong những nền tảng Digital Marketing hiệu quả về chi phí nhất. Không chỉ dễ dàng triển khai, bạn toàn quyền kiểm soát hiệu quả của chiến dịch thông qua một số chỉ số như:
- Số email gửi thành công
- Số email được mở
- Đối tượng mở email bao nhiêu lần
- Thời gian đối tượng xem email là bao nhiêu
Thông thường, Email Marketing sẽ là công cụ bổ trợ, để tăng hiệu quả cho một chiến dịch cụ thể nào đó như: Khuyến mãi, quảng cáo sản phẩm mới, quảng cáo tiếp thị lại cho Facebook và Google Ads,…
2.4 Content Marketing
Content Marketing cho phép nhà tiếp thị chủ động trả lời câu hỏi của người dùng. Nhà tiếp thị sẽ tạo nội dung văn bản, video, hình ảnh,… để trả lời câu hỏi hoặc cung cấp ngữ cảnh cho người dùng theo 3 giai đoạn trong hành trình khách hàng:
- Giai đoạn nhận biết: Người mua nhận ra nhu cầu của họ
- Giai đoạn cân nhắc: Người mua lựa chọn cách giải quyết để thỏa mãn nhu cầu này
- Giai đoạn quyết định: Người mua quyết định mua sản phẩm/ dịch vụ để đáp ứng nhu cầu.
2.5 SEO
SEO thường đi kèm với Content Marketing. Tối ưu công cụ tìm kiếm góp phần giúp nội dung đạt được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm Google, Bing,…. và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Để làm được điều này doanh nghiệp phải tối ưu hóa nội dung đáp ứng được trải nghiệm của người dùng và đảm bảo một số yếu tố kỹ thuật để trình thu thập dữ liệu web của công cụ tìm kiếm tìm thấy và lập chỉ mục nội dung này.
2.6 PPC
Pay Per Click là hình thức quảng cáo trả phí cho phép doanh nghiệp mua lưu lượng truy cập cho website. Quảng cáo được đặt trên các website hoặc công cụ tìm kiếm Google, Bing, doanh nghiệp sẽ trả tiền khi quảng cáo được click vào.
Các quảng cáo PPC có thể là Google Ads, quảng cáo banner, GDN,…
2.7 Affiliate Marketing
Có thể hiểu Affiliate Marketing tương tự như các chương trình giới thiệu. Doanh nghiệp sẽ làm việc với cá nhân và tổ chức thứ 3, họ sẽ quảng bá sản phẩm/ dịch vụ cho doanh nghiệp để đổi lấy phí hoa hồng từ mỗi lần bán hàng.
Tiếp thị liên kết giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và giảm bớt lượng công việc. Tuy nhiên, bạn đang đặt danh tiếng thương hiệu của mình vào tay người khác nên đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ hơn.
Trên đây là 7 nền tảng Digital Marketing mạnh mẽ nhất hiện nay. Mặc dù vẫn còn rất nhiều nền tảng khác, nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải biết thương hiệu của mình phù hợp với Platform nào.
Bạn đang hứng thú với Platform trong Marketing nào hãy liên hệ ngay với Adsmo để được tư vấn chi tiết nhất.